THỜ TRỜI THẾ NÀO?
Có 3 cách thở Trời:
1. Thờ Trời Thượng quyền.
Trời Thượng quyền (có tên Trời là OAGHY), là Đấng Thượng quyền trong vũ trụ. Trời OAGHY sinh ra vũ trụ và con người (cả người Trời và người Trần). Trời Thượng quyền sinh ra cách đây 64 tỷ năm, cấu tạo từ Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, nằm ở trung tâm vũ trụ, đang điều hành mọi hoạt động của các hành tinh và con người trong toàn vũ trụ.
Trời Thượng quyền không phải là một con người Trời nào cụ thể, mà có cấu tạo là một hình cầu, đường kính khoảng 2km, nằm ở trung tâm vũ trụ và quay với tốc độ gấp hàng ngàn lần tốc độ ánh sáng. Trời có 5 Ban là: Ban Kim, Ban Mộc, Ban Thủy, Ban Hỏa, Ban Thổ. Hiện nay Trời có gần 600 thành viên (FA DAO) từ dòng Phật, dòng Thánh và dòng Trời Ngọc Hoàng Thượng Đế. Trong số này có 9 thành viên chính gọi là (VUKI), tạo thành cơ quan tối cao (HYGHU) của Trời, (giống như ở Trái đất gọi là Ban thường vụ). HYGHU quyết định nhanh mọi công việc của Trời. Các thành viên FA DAO được phân công quản lý và giám sát hoạt động của con người và các hành tinh trong vũ trụ bằng hệ thống Cấp Thể của Trời và hệ thống các Tầng thông tin tâm linh đặt tại các hành tinh (Xem thêmBài 42- Muốn sống thì đừng che dấu Trời).
Thờ Trời Thượng quyền bằng tranh Trời (Hình 1) đặt trong nhà thờ hoặc đặt lộ thiên ngoài Trời. Tranh Trời tượng trưng là một hình tròn có 5 vòng tròn với 5 màu xanh đỏ trắng vàng đen tượng trưng cho ngũ hành là các Ban của Trời cùng với chữ Trời ở giữa. Hình 2 là tranh Trời đặt trong Nhà thờ Trời Phật. Tranh Trời phải đặt cao hơn tượng Đức Phật.
Hình 1 Hình 2
Chỉ có 5 Đức Phật Thượng tôn (từng chủ trì Thượng trụ Tam Bảo), là ĐP Thích Ca Mâu Ni, ĐP Dược sư Lưu Ly, ĐP Chuẩn Đề, ĐP ADIDA và ĐP Vạn Vân Quang, mới có thể mời được Trời về nhập tranh thờ. Người Trần phải tu đến hàm Đức Phật mới có thể nhờ các ĐP Thượng tôn mời Trời về nhập tranh thờ. Như vậy người dân thường không thể lập bàn thờ để thờ Trời Thượng quyền ở bất cứ đâu.
Đêm Giao thừa hàng năm, vào giờ Tý (23- 1h) ngày mồng 1 Tết, các gia đình có thể làm lễ thờ Trời Thượng quyền và NHTĐế cùng các Tiên Thần Nhà Trời ở ngoài sân vườn hoặc trên sân thượng. Kê một bàn bày mâm lễ là được. Đồ lễ chay.
Vậy có thơ rằng:
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là Trời.
Vạn vật từ đây mới sinh sôi.
Ngũ Hành chuyển động theo trường xoáy,
Mà sinh Vũ trụ với Con người.
HYGHU Tối thượng của Trời.
2. Thờ Trời là Ngọc Hoàng Thượng Đế
Ngọc Hoàng Thượng Đế (NHTĐế) là người đứng đầu Nhà Trời. Có 3 NHTĐế từng lãnh đạo Nhà Trời. Đó là:
+ Ngọc Hoàng DOMI Thượng Đế: Đứng đầu Nhà Trời cách đây trên 4100 năm.
+ Ngọc Hoàng SUHAF Thượng Đế: Đứng đầu Nhà Trời cách đây trên 3600 năm
+ Ngọc Hoàng THIPOT Thượng Đế: Đứng đầu Nhà Trời cho đến ngày nay là 2162 năm
Mọi người dân đều có thể thờ tượng NHTĐế đặt trên bàn thờ nhà mình hoặc ở đền chùa. Cũng có thể thờ lộ thiên ngoài Trời. Hình 3 là tượng thờ Ngọc Hoàng THIPOT Thượng Đế tại nhà thờ.
Hình 3 Hình 4
3. Tế Đàn Nam Giao
Lễ tế Nam Giao là lễ tế Trời tại các Đán Nam Giao (được XD ngoài Trời lộ thiên), mà đại diện là NHTĐế và các vị Thần Nhà Trời, với mục đích cầu cho quốc thái, dân an, thiên hạ thái bình. Trong Đàn Nam Giao thì Viên Đàn là nơi cao nhất tượng trưng cho bầu trời. Nơi đây bậc quân vương (vua chúa) hằng năm tổ chức lễ tế giao, tức tế Trời Đất, nhằm khẳng định vị thế của vua tuân theo mệnh Trời cai trị thần dân và cầu xin các Thần gia ân, gieo mưa thuận gió hòa, cho nhiều lúa gạo, không có dịch bệnh và mọi người đều được yên bình, hạnh phúc. Thời xưa, lễ tế giao thường được tổ chức vào tháng hai hoặc tháng ba âm lịch.
Buổi lễ tế Nam Giao, chỉ những người trong Ban nghi lễ mới được bước qua 15 bậc thang để lên đỉnh cao nhất của Đàn, gọi là Viên Đàn. Đó là khoảng sân hình tròn tượng trưng cho Trời. Còn người đến dự thì chỉ được bước lên 7 bậc thang và đứng ở tầng dưới được gọi là Phương Đàn. Phương Đàn có hình vuông tượng trưng cho Đất. Nguyên bản thì Phương Đàn sơn màu xanh, Viên Đàn được sơn màu hoàng thổ, còn bậc cuối cùng tượng trưng cho người thì sơn màu đỏ. Cả ba tầng đều có trổ cửa và bậc cấp ở 4 mặt Đông, Tây, Nam, Bắc. Theo quan niệm “Vua là Thiên tử“ (con Trời) nên chỉ có vua mới được quyền cúng tế Trời đất (cha mẹ của vua) tại Đàn, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, tạ ơn Trời Đất.
Các Đàn Nam Giao ở các Kinh đô nước Việt từ xưa nay đã bị phá hết, chỉ Đàn Nam Giao ở cố đô Huế còn phần nền (Hình 4), được tổ chức UNESCO xếp vào danh mục 16 di tích có giá trị toàn cầu nổi bật.
GSĐích