PROF. DICH'S BOOKS

Below are some Books of Prof. Dich written in English. Every one can download fore use, but not for sale:

 1. Book 1:  Unniverse and Man- the Theory of relationship

https://drive.google.com/open?id=15pJfzJK0Modbz_TPLJtnc80GknAIXWi2

 

2. Book 2: Troi, Buddhas & Emperors- Life and works

 https://drive.google.com/open?id=12eUEzO_ilhH8UyY86JR_y2Cksy-ek7d8

 

CÁC ĐỨC PHẬT- BUDDHAS

Các bài viết về Trời Thượng quyền, 7 Đức Phật người Trái đất và 3 Ngọc Hoàng Thượng Đế. 

(Papers about Troi supreme Power, 7 upper buddhas being resident on Earth & 3 Emperors/Kings of Heaven)

DP01- Trời Thượng quyền

(Engl.Troi supreme Power)

DP1- ĐP Lưu Ly

Engl.BIROL Upper Buddha

DP2- Đức Phật Chuẩn Đề

(Engl. OLMO Upper Buddha)

DP3- ĐP TCMNi (LANTIG)

(Engl. Shakyamuni Buddha LANTIG

DP5- Đức Phật Đại Thế Chí 

(Engl.BIGA Upper Buddha)

DP6- ĐP Quan Thế Âm

(Engl.VALOKITEŚVARA (QUAN THE AM) UPPER BUDDHA)

DP9- NH DOMI Thượng Đế

(Engl.Emperor DOMI)

Sách của GS Đích

Sách 1 Công tác bê tông, tái bản lần 4

Sách 2 Ứng dụng Phong thủy, tái bản lần 2

Sách 3 Hóa giải Phong thủy nhà, tái bản lần 2

Sách 4 Âm Dương cuộc sống, tái bản lần 2

Sách 5 Phù, tái bản lần 2

Sách 6 Dịch học, tái bản lần1

Sách 7 Rèn luyện thân tâm, tái bản lần 2

Sách 8 Chữa bệnh kg dùng thuốc, tái bản lần 1

Sách 9 Khí công, tái bản 1

Sach 10 Trả lời những câu hỏi đời thương

Sách 11 Vũ trụ và con người- Thuyết tương quan

 

Liên hệ tìm sách:

- Hiệu sách gần nhất.

- Hoặc 

Nguyễn Thị Hoa:

   DĐ. 0916222398;

E-mail: hoasachjsc@gmail.com

  

Sách mới xuất bản

 

 XemSách 11 Vũ trụ và con người

 

  XemSach 10  

 

XemSách 8  Tái bản lần 3

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:
3,988
Hôm qua:
5,524
Tuần này:
19,566
Tuần trước:
17,201
Tháng này:
14,537
Tổng:
17,854,558

Bài 32- KIM MỘC THỦY HỎA THỔ LÀ GÌ?

                  English version

 Đó là 5 yếu tố đầu tiên tạo nên vũ trụ và con người, gọi là Ngũ hành. Đây là những khái niệm mang tính tương đối, nó không phải là một vật chất cụ thể. Kim không phải là kim loại (metal), Mộc không phải là gỗ (wood) v.v... Ngũ hành là cái có thật, không phải là mê tín dị đoan như nhiều người quan niệm. Ta cần phải hiểu nó một cách chuẩn xác.

 

1- Tính Hữu sinh của Ngũ hành

    Hữu sinh nghĩa là có tính sống. Ngũ hành có tính sống thể hiện ở tính sống của sinh vật gồm con người, động vật, thực vật.

a) Khảo sát tính Hữu sinh của Ngũ hành

    Cần phải tạo ra mô hình để khảo sát tính Hữu sinh của Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ.

    Thí dụ: Để khảo sát Thủy, tác giả đã đặt 1 cốc nước tự nhiên sạch, không đun sôi trên bàn, rồi xin cho hiện về để một số người khai mở mắt thần cùng quan sát người nước, động vật nước, thực vật nước. Đã thấy được hình ảnh như trong Hình 1: Có người nước (trông cao lớn như người cổ, có cả người cá), động vật nước (trông như khỉ đuôi cụt, con ễnh ương), thực vật nước (gồm có cây cao lá hình kim, cây guột mọc trên đầm lấy, cây rong biển dưới nước, rêu mọc trên núi). Tất cả trên một nền màu xanh nước biển. Như vậy rõ ràng là nước có tính sống, nó Hữu sinh. Vậy Thủy ở đây không phải là nước H2O như ta quan niệm, mà là Nước hữu sinh. Vậy Thủy là Nước hữu sinh.

 

                                                   Hình 1

b) Định nghĩa Ngũ hành

    Cũng vậy, lần lượt khảo sát tất cả các Ngũ hành thì thấy Hành nào cũng có người, động vật, thực vật của Hành đó. Vậy mới có định nghĩa Ngũ hành như sau:

-        Kim là Khí hữu sinh, khác không khí và gió;

-        Mộc là Gỗ hữu sinh, khác gỗ đồ mộc;

-        Thủy là Nước hữu sinh, khác H2O;

-        Hỏa là Lửa hữu sinh, khác lửa đun nấu;

-       Thổ là Đất hữu sinh, khác đất trồng trọt;

    Đây là những khái niệm cơ bản mà ta cần nắm. Không thể định nghĩa Kim là kim loại (metal), Mộc là gỗ (wood), Thủy là nước (water), Hỏa là lửa (fire), Thổ là Đất (earth) như nhiều sách báo đã viết. Viết như vậy là chưa hiểu bản chất thật của Ngũ hành.

    Vì Ngũ hành có tính Hữu sinh nên ta phải trân trọng nó, không được lãng phí, không được làm cho Ngũ hành bị ô nhiễm. Xả chất thải ra làm hỏng cả 1 dòng sông là làm chết cả người nước, động vật nước, thực vật nước, người đất, động vật đất, thực vật đất, người gỗ, động vật gỗ, thực vật gỗ... Đây là tội diệt chủng! Tội này rất nặng. Các chủ doanh nghiệp lén xả thải ra ra sông hồ đừng nghĩ đơn giản sẽ thu thêm nhiều lợi nhuận. Các vị đang phạm tội diệt chủng và sẽ phải đền tội về sau, không ở kiếp đời này thì ở kiếp đời khác. Chắc chắn các vị sẽ không thể thoát tội, vì vũ trụ rất công bằng.

    Ngoài Ngũ hành hữu sinh còn có con người là hữu sinh, vì con người có sự sống. Con người có khả năng tập hợp được Ngũ hành để tạo cho mình một sức mạnh vô thường. Cho nên sử dụng Ngũ hành là điều rất quan trọng trong cuộc sống của loài người.

 

2- Ngũ hành tương sinh tương khắc

    Ngũ hành có tính tương sinh và tương khắc lẫn nhau. Cụ thể:

Tương sinh: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim;

Tương khắc: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.

    Quan hệ tương sinh tương khắc của Ngũ hành thể hiện trong Hình 2.

    Cái hay của quan hệ này của Ngũ hành là không sinh khắc thái quá, được thể hiện ở Hình 3.   

 

              Hình 2                                                    Hình 3

 

   Trên Hình 2 ta thấy Ngũ hành sinh liên hoàn (Kim sinh Thủy sinh Mộc sinh Hỏa sinh Thổ sinh Kim) và khắc từng đôi một. Tại sao vậy? Nếu khắc liên hoàn như sinh thì vũ trụ sẽ bị diệt. Cho nên sinh thì liên hoàn, khắc chỉ từng đôi một. Có như vậy vũ trụ mới phát triển trong thế cân bằng mà không bị thái quá. Cái hay của Ngũ hành là ở chỗ này. 

   Trên Hình 3 ta thấy: Kim sinh Thuỷ làm cho Thuỷ vượng. Thuỷ vượng sinh cho Mộc làm Mộc vượng vượng= tướng (tức là trên cả vượng). Thế là Mộc bị thái quá. Đến đây có Kim khắc bớt Mộc làm cho Mộc trở về vượng mà không bị tướng nữa. Mộc vượng sinh Hoả làm cho Hoả tướng, là trên vượng. Hoả liền gặp Thuỷ vượng khắc để bớt thái quá, thành chỉ còn ở mức vượng mà thôi. Rồi Hoả vượng sinh Thổ làm Thổ tướng, thái quá, lại có Mộc vượng khắc Thổ để bớt thái quá, thành chỉ có mức vượng mà thôi. Rồi Thổ vượng sinh Kim làm cho Kim tướng là thái quá. Kim tướng lại có Hoả vượng khắc nên hết tướng thành vượng. Rồi Kim vượng sinh Thuỷ để Thuỷ tướng, thái quá. Lại có Thổ khắc Thuỷ để giữ ở mức chỉ con vượng. Rõ ràng vòng tương sinh tương khắc của ngũ hành ở Hình 3 cho ta Ngũ hành luôn vượng, nhưng không thái quá (không bị đến mức tướng, dẫn đến có thể bị nổ tung, phá vỡ). Đó là cái hay của quan hệ sinh khắc của Ngũ hành.

 

3- Ngũ Hành chính là Trời

    Ngũ Hành tập hợp lại thành Trời, là Đấng Thượng quyền của vũ trụ. Trời sinh ra vũ trụ và con người (gồm cả người Trời và người Trần). Trời cũng là cấp trên của Nhà Trời (do Ngọc Hoàng Thượng Đế đứng đầu) và Nhà Phật Thánh (do Đức Phật TCMNi là thường trụ). Xem thêmBài 53- TRỜI LÀ GÌ? 

 

4- Làm gì cũng đừng thái quá

    Quan hệ sinh khắc của Ngũ hành để luôn cân bằng ở thế vượng, mà không bị thái quá. Đây là bài học mà vũ trụ dạy cho ta:

 

Thái quá

Điều chỉnh lại

- Ăn nhiều quá khó tiêu;

- Uống bia nhiều quá to bụng;

- Làm việc nhiều quá mất sức;

- Chơi nhiều quá hỏng người;

- Dùng chất tăng trưởng nhiều quá gây tác hại;

- Nhà giàu cho con nhiều quá làm hỏng con;

- Phê bình quá mức thì khó tiếp thu; 

- Phản ứng hạt nhân vào tay bọn khủng bố thì nguy hiểm;

- V.v…

 

- Ăn vừa phải;

- Uống bia phải có hạn;

- Làm việc phải vừa sức;

- Chơi phải vừa đủ củng cố sức khỏe;

- Dùng chất tăng trưởng đủ liều để có giá trị sử dụng;

- Nhà giàu chỉ cho con đủ để tự lập mà sống;

- Phê bình đúng mức để dễ tiếp thu;

- Phản ứng hạt nhân phải được sử dụng ở mức hạn chế cần thiết;

- V.v...

 

 

    Vũ trụ phải phát triển cân bằng là vậy. Ta phải tuân theo quy luật này. Quan hệ Ngũ hành có sinh có khắc là luôn giữ cho vạn vật phát triển cân bằng không bị thái quá.

                            Chú ý:   LÀM GÌ CŨNG ĐỪNG THÁI QUÁ !

GS Đích

 

Bài viết liên quan

Các bài viết

Liên kết website

Các bài Hỏi Đáp

 Tìm đọc các bài Hỏi đáp :

 HỎI ĐÁP 1: Gương Tiên Thiên Bát Quái xem tiếp... 

 HỎI ĐÁP 2: Sức mạnh từ tâm xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 3- Ban thờ Thần tài  xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 4- Hướng bàn thờ  xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 5-  Lấp giếng xem tiếp...

HỎI ĐÁP 6- Phong thủy là gì? xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 7- Tính giờ xuất hành  xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 8- Hóa chân hương trên bát hương xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 9- Thế nào là đủ lễ xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 10- Cờ ngũ sắc xem tiếp...

 HỎI ĐÁP 11- Đón dâu 2 lần xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 12- Táng mả về đêm xem tiếp...

 HỎI ĐÁP 13- Chế tác Phù xem tiếp...

HỎI ĐÁP 14- Phù hiệu Phật học xem tiếp...

 Hỏi đáp 15- DI CUNG HOÁN SỐ

Hỏi đáp 16- THỜ CÚNG TRẺ NHỎ

Hỏi đáp 17- VŨ TRỤ LỚN THẾ NÀO?

Hỏi đáp 18- ANH EM KHÁC TÍNH NHAU

Hỏi đáp 19- MỘ KẾT CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Hỏi đáp 20- HỌC CẦM CON LẮC

Hỏi đáp 21- CÚNG VÀNG MÃ

Hỏi Đáp 22- ĐỘNG MỘ LÀ THẾ NÀO?

Hỏi Đáp 23- NGƯỜI ÂM HƯỞNG LỘC LỄ THẾ NÀO?

Hỏi Đáp 24- ĐẦU THAI KIẾP KHÁC

Hỏi đáp 25- CHẾT TRÙNG TANG LÀ THẾ NÀO?

Hỏi đáp 26- TRỜI ĐẤT LÀ GÌ?

Hỏi đáp 27- NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG ĐẶC BIỆT

Hỏi đáp 28- NGƯỜI TRẦN PHẠM TỘI BỊ PHẠT SAU KHI CHẾT

Hỏi đáp 29- GIẢI PHẠT THÌ LÀM THẾ NÀO?

Hỏi- đap 30- VÒNG LUÂN HỒI

Hỏi Đáp 31- ĐỊA NGỤC LÀ GÌ?

Hoi-Dap 32b- WHAT IS CANCER?

Hỏi Đáp 33- LUẬT NHÂN QUẢ

Hỏi Đáp 34- CÔNG TRÌNH THỜ CÚNG

Hỏi Đáp 35- BA ĐẠO LÀ GÌ?

Hỏi Đáp 36- ĂN CƠM CHAY

Hỏi Đáp 38- ÁO CÀ SA

Hỏi Đáp 42- HY SINH ĐỜI BỐ CỦNG CỐ ĐỜI CON

Hỏi Đáp 45- CHÒM SAO BẮC ĐẨU

Hỏi Đáp 46- NGƯỜI TRỜI VÀ NGƯỜI TRẦN ĐƯỢC QUẢN LÝ THẾ NÀO?

Hỏi Đáp 54- TRẬT TỰ VŨ TRỤ

Hỏi Đáp 56- Tuổi thọ người Trần và người Trời

Hỏi Đáp 57- Muốn thờ Phật thì phải làm gỉ?

Hỏi đáp 59- Muốn khai mở thì làm thế nào?

Hỏi Đáp 59- Vũ trụ có bao nhiêu Đức Phật?

Hỏi Đáp 61- Về ngôi mộ

 

 

Video

1. Tả đủ hữu cóc cầu tài bên cây hương http://youtu.be/sQGHbFjWEkc  

2. Tỳ hưu cầu tài đặt trước nhàhttp://youtu.be/7w5Th-KWeo4   

3. Hai ty hưu cầu tài chầu nhau http://youtu.be/_Ugo37VPI8A  

4. Quả cầu thu tài http://youtu.be/m4WLunyQqsM