Myama, được gọi là Phật quốc, là đất nước thuộc vùng Đông Nam Á, nơi có Đạo Phật thịnh hành từ nhiều thế kỷ cho đến ngày nay. Người Myama theo Phật giáo Nam tông. Trên đất nước này hệ thống chùa được xây dựng rất công phu và đa dạng với số lượng là vô kể. Người đời nói rằng nếu bạn muốn biết số lượng chùa ở đây thì bạn cứ đếm sao trên Trời sẽ biết! Hầu hết các chùa đều được xây dựng với trình độ kỹ thuật, nghệ thuật và tính văn hóa rất cao. Có những chùa đứng hàng đầu, có một không hai trên thế giới. Tất cả các chùa ở Myama đều được dát vàng cả trong lẫn ngoài nhà.
Dưới đây tác giả xin giới thiệu một vài ngôi chùa để bạn đọc tham khảo.
1- Chùa Botatang, Yangon, nơi phụng giữ Sá lợi tóc của Đức Phật Thích Ca.
Hình 1.1 Hình 1.2
Hình 1.3 Hình 1.4
Sá lợi tóc Đức Phật được giữ trong một Am dát vàng và được bảo vệ rất cẩn thận (Hình 1.1). Hành lang đi vào cũng dát vàng cả tường lẫn trần (Hình 1.2). Trong am hiện lưu giữ 8 sợi tóc của Đức Phật. Am tóc Đức Phật luôn phát sáng.
Tương truyền sau 6 năm tu ép xác (hàng ngày ăn không đáng kể) trong núi mà không đạt kết quả, Đức Phật quyết định ăn trở lại để tiếp tục tu thiền dưới gốc cây Bồ để ở Boudha Gaya, Ấn Độ. Một hôm có hai thương gia từ Myama đến, thấy Đức Phật gầy yếu quá đã mang cháo cho Đức Phật ăn. Để tri ân việc này, Đức Phật đã ban cho hai vị này 8 sợi tóc của Ngài. Sau này hai vị thương gia đã về dựng chùa phụng giữ 8 sợi tóc này. Và tóc của Đức Phật được giữ gìn trong chùa tới ngày nay.
Chùa được xây dưới dạng một tháp chuông úp (Hình 1.3). Xây từ khi Đức Phật 46 tuổi. Lúc đầu chùa còn nhỏ. Sau nhiều lần nâng cấp, nay chùa có chiều cao trên 100m. Chùa được dát vàng bao phủ kín cả tường trần trong và ngoài. Bạn đọc thấy ở Hình 1.4 các tấm vàng dát mỏng được đóng bằng đinh vàng lên tường chùa từng tấm rất cẩn thận. Đứng ngoài chùa cũng thấy ánh sáng của sá lợi tóc Đức Phật. Ban ngày, dưới ánh Mặt trời, ban đêm, dưới ánh đèn, cả tháp chuông rực rỡ ánh vàng kim.
2- Chùa vàng Shwedagon Paya, Yangon, nơi giữ sá lợi tóc copy của Đức Phật Thích Ca.
Hình 2.1 Hình 2.2
Chùa này là niềm tự hào của người dân Myama, vì nó là ngôi chùa duy nhất trên thế giới có quy mô hoành tráng như thế này (Hình 2.1). Xung quanh tháp chùa là một quần thể với rất nhiều các tháp lớn nhỏ với nghệ thuật kiến trúc điêu khắc rất tinh vi. Tất cả đều được dát vàng cả trong và ngoài. Trong chùa này lưu giữ sá lợi tóc copy của Đức Phật. Chùa hiện có độ cao trên 110m. Bốn cổng chùa nằm ở chính hướng Bắc Nam Đông Tây. Từ chân tháp tới đỉnh tháp được ốp gần 24.000 tấm vàng ròng. Đình tháp có gắn gần 5500 viên kim cương, trên 2300 viên hồng ngọc và bích ngọc và trên 1000 viên lục lạc vàng. Đỉnh tháp có một hạt xoàn 76 carat. Đúng ngoài chùa cũng có thể thấy ánh sáng sá lợi Phật.
Theo nhận thức của tác giả, Chùa được xây dựng khi Đức Phật 63 tuổi, còn đang tại thế, và khánh thành khi Ngài 82 tuổi, đã không còn tại thế, (Ngài thọ 78 tuổi). Đến năm 2014 chùa có tuổi là 2445 năm. Ngoài sân chùa có 1 cây bồ đề đã 355 tuổi (Hình 2.2). Cây này được chiết từ gốc cây Bồ để ở Boudha Gaya, nơi Đức Phật ngồi thiền và đã thành Đạo.
3- Chùa Đá vàng, Kyaikhtigo, được sự bảo hộ của Đức Phật Thích Ca.
Hình 3.1 Hình 3.2
Chùa Đá vàng là một thắng cảnh tâm linh rất đặc biệt của Myama. Chùa được tọa lạc trên đỉnh núi Kin Pun trên một khối đá chênh vênh ở độ cao trên 1500m so với mực nước biển (Hình 3.1). Khối đá này nặng khoảng trên 31 tấn. Nếu tính cả tháp chùa bên trên thì nặng gần 40 tấn. Toàn bộ khối đá và tháp chùa trên đó đều được dát vàng. (Vì ảnh chụp lúc Trời đang mưa nên không thấy được ánh sáng vàng kim). Theo nhận thức của tác giả, Chùa được xây khi Đức Phật 63 tuổi, còn tại thế, và khánh thành khi Đức Phật đã 79 tuổi, đã không còn tại thế. Tuổi của chùa này tính đến năm 2014 là 2444 năm.
Chùa có tính linh đặc biệt. Khi ngồi tịnh, người khai mở mắt thần nhìn thấy Đức Phật ngự trong chùa và phát ra ánh sáng và năng lượng rất mạnh. Năng lượng tâm linh của khối đá này đo được là 31,6 tỷ năng lượng Quẻ Càn. Các nhà khoa học nhiều thế hệ không giải thích được tại sao khối đá chênh vênh này cùng với tháp chùa bên trên đã trụ vững hơn 2 ngàn năm mà không đổ. Khảo sát kỹ thì thấy khối đã tiếp xúc với nền đá núi dưới nó chỉ khoảng 60- 70cm ở tư thế rất chênh vênh (Hình 3.2). Ngay dưới khối đá này là vực sâu. Vậy tại sao chịu được mưa bão trên 2 ngàn năm vẫn vững bền? Thật là kỳ lạ! Người đời đến lễ chùa này ai cũng đến đặt tay áp mặt vào khối đá để cầu Phật, nhưng phụ nữ thì không được đụng vào. Dân ở đây cho biết người phụ nữ nào chạm tay vào khối đá thì sẽ phải chết ngay! (và đã có người phải chết). Tại sao vậy? Người đời nói rằng sở dĩ khối đá không đổ vì bên trong có sợi tóc Phật. Thực ra không phải như vậy. Khảo sát kỹ thì thấy quanh khối đá này luôn có 9 vị Thần canh giữ bảo vệ, (có lẽ vì thế mà nó không thể đổ?). Cả 7 vị Thần đều là nam. Có lẽ vì vậy mà phụ nữ không được tới chạm tay vào khối đá?
Cầu chúc bạn đọc có cơ hội đến kính bái Đức Phật ở các chùa Myama !
GS Đích
Hoa Cẩm tú cầu vườn nhà