Hỏi: Xin GS cho biết: Tại sao ở các hội đình đền chùa người ta treo cờ ngũ sắc. Cờ này có nghĩa gì?
Nguyễn Bắc- Hải phòng.
Trả lới: Cờ ngũ sắc là cờ có 5 màu, với các hình khác nhau, nhưng thường là cờ vuông hay chữ nhật. Cờ có 5 màu: xanh đỏ trắng vàng đen. 5 màu này là biểu tượng của 5 Khí màu trong các cột khí tự nhiên của Trời Đất. Trên mặt đất ở những nơi tụ Khí thì thường thấy có những cột Khí 5 màu này. Đây là những linh Khí vũ trụ nên những cột Khí này đều có tính linh, gọi là Cột khí thiêng. Người xưa thường chọn nơi có Cột khí thiêng để đặt đình làng, đền, chùa miếu. Do đó, các công trình thờ cúng này thường rất linh. Công trình thờ cúng nào xây ở nơi không có cột Khí thiêng thì nhất định kém linh hơn rồi. Hình 1 là thí dụ đình xã Hồng Thái (xưa gọi là đình Kim Trận thuộc xã Tân Trào. Sau CM tháng 8/1945 đổi tên thành xã Hồng Thái , lấy tên liệt sỹ Phạm Hồng Thái), huyện Sơn Dương, tình Thái Nguyên. Trước cửa chính của đình có một Khí ngũ sắc ngày đêm bốc lên khá mạnh. Có lẽ vì thế mà đình này rất linh thiêng. Trong 2 cuộc chiến tranh chống đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hầu hết các xã đều có liệt sỹ hy sinh trong chiến trận. Riêng xã Hồng Thái mặc dù có rất nhiều người ra trận mà không có liệt sỹ hy sinh nên không có nghĩa trang liệt sỹ. Cột Khí thiêng cũng có thể tạo dựng nhân tạo theo một quy trình nhất định có sự trợ giúp của phần linh. Hình 2 là thí dụ về một cột Khí thiêng được tạo dựng ngay trước cây hương vườn nhà. Nhờ có cột Khí ngũ sắc này mà cây hương trở lên rất linh.
Hình 1- Đình Hồng Thái với Cột khí thiêng Hình 2- Cây hương với CKT
Cờ phải có đủ 5 màu đại diện cho 5 màu của cột Khí thiên nhiên thì mới có tính linh. Thiếu một trong 5 màu này thì không có tính linh. Vì vậy trong lễ hội người ta treo cờ ngũ sắc này để nghi lễ được thêm tính linh. Tạo hóa đã đặt 5 màu của Cột khí thiêng có quan hệ mật thiết với 5 tạng phù của con người là can (gan), tâm (tim), phế (phổi), tỳ (là nách) và thận. Khí màu xanh tụ ở can, màu đỏ ở tâm, màu trắng ở phế, màu vàng ở tỳ, màu đen ở thận. Vì vậy mà ta thấy các tạng phủ này có màu giống như ngũ sắc của Cột khí thiêng. Do con người ta có 5 tạng phủ gắn với 5 màu của Cột khí thiêng, nên có thêm cờ ngũ sắc thì con người thờ cúng sẽ dễ được linh ứng. Đó là lý do người ta treo cờ ngũ sắc ở các hội đình đến chùa. Đại hội lần thứ 2 Hội Phật giáo thế giới họp ở Nhật Bản năm 1952 đã thông qua quyết nghị lấy lá cờ 5 màu làm giáo kỳ Phật giáo thế giới. Tuy nhiên, cờ ngũ sắc đã được người xưa dùng từ lâu lắm rồi.
Rất tiếc, ngày nay do không nhận thức đúng điều này mà khắp nơi các hội đang treo cờ không đủ ngũ sắc. Thường các cờ này thiếu mất 1 màu. Thí dụ cờ có 2 màu vàng mà không có màu trắng, hay cờ có 2 màu đen không có màu trắng… Như vậy thì cờ không còn tính linh như đã nêu trên. Hình 3 là một thí dụ về lá cờ tứ sắc: cờ này có 1 màu xanh, 2 màu đỏ, 1 màu vàng, 1 màu đen, không có màu trắng. Cờ này nhất định là không còn tính linh. Thế vận hội thể thao quốc tế có cờ nền trắng với 5 vòng tròn màu sắc khác nhau (Hình 4). Có tài liệu giải thích nghĩa 5 vòng tròn màu này là tượng trưng cho 5 Châu lục với người da màu khác nhau: Châu Mỹ da đỏ, châu Âu da trắng, châu Á da vàng, châu Phi da đen…Nhưng tác giả không thấy châu nào có người da xanh? Vì vậy theo tác giả thì ta cũng nên giải thích cờ này có 5 màu gắn với 5 màu của Cột khí thiêng. Do đó cờ này gắn với 5 tạng phủ con người, đại diện cho các tầng lớp người khắp thế giới đua tài. Cờ này không có vòng tròn màu trắng, vì vòng tròn này không thể nổi trên nền cờ màu trắng được. Cho nên người ta đã để 2 vòng tròn màu xanh. Tuy nhiên cờ vẫn đủ ngũ sắc vì đã có nền cờ màu trắng rồi. Cái hay của cờ này có lẽ là ở đây.
Hình 3- Cờ tứ sắc ở hội làng Hình 4- Cờ Thế vận hội thể thao
GS Đích