PROF. DICH'S BOOKS

Below are some Books of Prof. Dich written in English. Every one can download fore use, but not for sale:

 1. Book 1:  Unniverse and Man- the Theory of relationship

https://drive.google.com/open?id=15pJfzJK0Modbz_TPLJtnc80GknAIXWi2

 

2. Book 2: Troi, Buddhas & Emperors- Life and works

 https://drive.google.com/open?id=12eUEzO_ilhH8UyY86JR_y2Cksy-ek7d8

 

CÁC ĐỨC PHẬT- BUDDHAS

Các bài viết về Trời Thượng quyền, 7 Đức Phật người Trái đất và 3 Ngọc Hoàng Thượng Đế. 

(Papers about Troi supreme Power, 7 upper buddhas being resident on Earth & 3 Emperors/Kings of Heaven)

DP01- Trời Thượng quyền

(Engl.Troi supreme Power)

DP1- ĐP Lưu Ly

Engl.BIROL Upper Buddha

DP2- Đức Phật Chuẩn Đề

(Engl. OLMO Upper Buddha)

DP3- ĐP TCMNi (LANTIG)

(Engl. Shakyamuni Buddha LANTIG

DP5- Đức Phật Đại Thế Chí 

(Engl.BIGA Upper Buddha)

DP6- ĐP Quan Thế Âm

(Engl.VALOKITEŚVARA (QUAN THE AM) UPPER BUDDHA)

DP9- NH DOMI Thượng Đế

(Engl.Emperor DOMI)

Sách của GS Đích

Sách 1 Công tác bê tông, tái bản lần 4

Sách 2 Ứng dụng Phong thủy, tái bản lần 2

Sách 3 Hóa giải Phong thủy nhà, tái bản lần 2

Sách 4 Âm Dương cuộc sống, tái bản lần 2

Sách 5 Phù, tái bản lần 2

Sách 6 Dịch học, tái bản lần1

Sách 7 Rèn luyện thân tâm, tái bản lần 2

Sách 8 Chữa bệnh kg dùng thuốc, tái bản lần 1

Sách 9 Khí công, tái bản 1

Sach 10 Trả lời những câu hỏi đời thương

Sách 11 Vũ trụ và con người- Thuyết tương quan

 

Liên hệ tìm sách:

- Hiệu sách gần nhất.

- Hoặc 

Nguyễn Thị Hoa:

   DĐ. 0916222398;

E-mail: hoasachjsc@gmail.com

  

Sách mới xuất bản

 

 XemSách 11 Vũ trụ và con người

 

  XemSach 10  

 

XemSách 8  Tái bản lần 3

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:
3,904
Hôm qua:
5,524
Tuần này:
19,482
Tuần trước:
17,201
Tháng này:
14,452
Tổng:
17,854,473

Bài 18- LUẬT NHÂN QUẢ

 1- Nhân Quả là gì?

    Nhân Quả là quy luật vận động khách quan trong duyên khởi cuộc đời của mỗi con người. Đây là cặp phạm trù sinh- sinh (Đạo Phật gọi là “Năng sinh” và “Sở sinh”), nghĩa là sinh gì thì sinh lại nấy, gieo gì được nấy- gọi là Nhân nào Quả ấy. Nói dễ hiểu thì gieo lúa được lúa, gieo đỗ được đỗ. Nhân thiện thì Quả thiện, Nhân ác thì Quả ác. Đây là luật khách quan của vũ trụ.

    Nhân Quả ở đây là nói đến những tác nhân sinh ra từ suy nghĩ trong tâm sâu của mỗi người, biểu hiện ra thành những hành động thiện ác cụ thể, tạo nên những kết quả tốt xấu về sau. Cũng có tài liệu gọi luật Nhân Quả là luật Nghiệp Báo, và giải thích rằng Nghiệp thiện thì Báo thiện, Nghiệp ác thì Báo ác. Giải thích như vậy là chưa chuẩn xác theo lời Đức Phật về Nhân Quả. Nhân Quả là tính cả Nhân tốt Quả tốt, Nhân xấu, Quả xấu. Khái niệm Nghiệp chỉ nói đến hành động sinh ra từ tâm xấu, tâm ác. Kết quả là phải nhận quả báo xấu về sau. Nghĩa là phải trả cho cái Nghiệp mà mình đã sinh ra. Nghiệp có sức mạnh đòi phải trả, gọi là Trả nghiệp. Sinh Nghiệp thì phải Trả Nghiệp. Ai sinh nấy trả và phải trả đủ. Cho nên không có Nghiệp tốt. Còn Nhân Quả thì có cả tốt và xấu.

    Trong Kinh Phát nguyện tu hành, Đức Phật khi giảng cho các đệ tử về Nhân Quả đã lấy nhiều thí dụ rất cụ thể, xin giới thiệu một số ở đây như sau:

-        Người nay nghèo cùng là vì đời trước đã tham xén;

-        Người nay cao quý vì đời trước đã lễ bái chư Phật;

-        Người đời nay tắc mũi vì đời trước đã đốt hương không tốt cúng dường Phật;

-        Người nay sống lâu là vì đời trước đã có từ tâm;

-        Người đời nay giàu có vì đời trước đã chịu khổ mà bố thí;

-        Người đời nay thông minh vì đời trước đã ham học và tụng Kinh;

-        Người đời nay là thầy thuốc lừa dối chữa bệnh để tham tiền thì chết sẽ đoạ vào địa ngục;

-        Người đời nay đổ nước vào rượu để bán thì đời sau đoản thọ;

-        Người đời nay hay nói dối thì đời sau sẽ bị người đời phỉ báng hoặc hay bị lừa gạt;

-        Người đời này đứng ra xây chùa, tháp, tịnh xá thì đời sau có thể thống lĩnh thiên hạ, mọi người nể phục;

-        Đời này từ tâm bố thí, đời sau giàu có tự nhiên;

-        Đời này giữ giới, sáng thân thì đời sau oai nghi, là bậc tối thắng trong loài người.

-        V.v…

    Những lời Đức Phật nêu trên cho ta thấy rõ Nhân nào Quả ấy.

2- Nhân Quả diễn ra như thế nào?

    Quy luật Nhân Quả diễn biến tự nhiên, như là cái đương nhiên, không có gì ngăn cản được. Khi ta gieo một Nhân thì lập tức một Quả đã xuất hiện chờ ta phía sau. Nói dễ hiểu thì khi ta làm một điều gì tốt hay xấu, lập tức đã hình thành một kết quả tốt hay xấu tương ứng chờ ta về sau để trao lại cho ta. Nhất định ta phải nhận kết quả này. Vấn đề chỉ còn là bao giờ nhận mà thôi. Có khi nhận được trực quan ngay ở kiếp đời này. Có khi nhận ở kiếp sau hoặc nhiều kiếp sau nữa.

    Một người kiếp trước là nữ du kích thời chống Pháp đã tham gia phá chùa theo lời kêu gọi của cấp trên thực hiện “vườn không nhà trống”. (Thực ra cấp trên không chỉ đạo phá chùa, mà chỉ kêu gọi thực hiện vườn không nhà trống để cho giặc Pháp chiếm làng thì không có chỗ dựa mà thôi). Như vậy người này đã tạo ra một Nghiệp. Kết quả là đến kiếp này phải chịu phạt: người luôn ốm yếu, gầy xanh, làm gì cũng không thành đạt, gia đình lủng củng… Sau khi được tác giả hướng dẫn lên chùa làm lễ sám hối, tạ tội trước Trời Phật và xin tha tội (vì đây là thực hiện lệnh cấp trên), và xin cúng dường Tam Bảo để chuộc lại tội lỗi của mình. Kết quả được tha tội, lập tức người trở lên khỏe mạnh, vui vẻ, làm ăn thuận lợi, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

    Ở một vùng quê nọ có gia chủ nhiều năm tích góp, mua được một số nhẫn vàng để trong một cái lọ làm của để dành. Chẳng may một hôm đứa cháu nhỏ đem lọ vàng ra chơi, rồi bỏ đâu không biết. Chủ nhà tìm khắp nhà mà không thấy. Hôm sau bà hàng xóm quét ngõ vô tình nhặt được lọ vàng dưới cống. Bà này ém lẹm dấu đi. Ít lâu sau bà đem bán mấy cái nhẫn cho hiệu vàng. Chẳng may hiệu vàng có đánh dấu sản phẩm của mình và báo cho nhà chủ mất vàng biết. Bà chủ mất vàng sang điều đình xin lại lọ nhẫn vàng, nhưng bà hàng xóm chối, không nhận đã nhặt được lọ vàng. Ít lâu sau nhà hàng xóm xây lại nhà mới. Người mất vàng đoán người này chắc phải bán vàng của mình mới có tiền xây nhà, bèn sang điều đình chịu chia đôi số vàng đã mất. Nhưng người hàng xóm vẫn không nhận, lại còn thề độc: ”Nếu tôi nhặt được vàng của bà mà không trả, thì tôi sẽ chết không được ở cái nhà này”. Nhà đã đến lúc hoàn thiện, người thợ quét vôi đặt cái quạt điện cây giữa nhà. Bà chủ đi qua vướng chân vào giây điện quạt, bị điện giật chết tại chỗ. Vậy bà đã gieo một Nghiệp ác, thì bà phải trả cái Nghiệp này. Nếu bình thường thì bà này sẽ phải chịu cảnh mất hết của cải về sau, có thể vào kiếp này hoặc vào các kiếp sau. Nhưng bà lại thề độc cho nên Nghiệp trở nên rất nặng, đòi phải trả ngay. Kết quả là làm xong nhà rồi mà không được ở.

    Tác giả đã gặp quá nhiều cảnh sinh Nghiệp trả Nghiệp rất đa dạng, nhưng vì phạm vi một bài viết thì không thể kể hết ở đây.

 

3- Có xóa Nghiệp được không?

    Không! Sinh Nghiệp thì phải trả Nghiệp, không bao giờ được xóa. Không trả kiếp này thì các kiếp sau khác sẽ phải trả. Ta chỉ có thể khất trả Nghiệp mà thôi. Nghĩa là xin kiếp này chưa trả, mà sẽ trả vào những kiếp sau .

    Muốn khất trả Nghiệp thì ta phải lên chùa hoặc nhà thờ làm lễ xám hối, tạ tội trước Trời Phật Thánh Thần và xin khất trả Nghiệp. Nếu thành tâm sám hội thì sẽ được cho khất. Tùy tội nặng hay nhẹ mà được khất sẽ trả Nghiệp vào kiếp sau hay kiếp sau nữa, cách kiếp này một kiếp. Tác giả đã giải cho rất nhiều người về vấn đề này.

 

4- Có cách nào làm giảm Nghiệp lực không?

      Có! Chỉ có một con đường để giảm Nghiệp là tích Đức. Đức tăng thì Nghiệp giảm. Khi ta được khất sẽ trả nghiệp vào kiếp sau hoặc kiếp sau nữa thì có nghĩa là ta sẽ có thời gian kiếp này và kiếp sau để sống khỏe mạnh mà tích Đức. Đến kiếp phải trả thì Nghiệp đã giảm đi rất nhiều, việc trả Nghiệp trở nên nhẹ nhàng, có khi chỉ ốm một trận là xong. Cái hay của khất trả Nghiệp là ở chỗ này.

    Trong 1 kiếp đời Đức Nghiệp được đánh dấu những bằng cục sáng Đức hạnh và cục đen Nghiệp lực. Bạn làm một việc tốt, sẽ được ghi nhận một số cục sáng Đức hạnh. làm một việc xấu được ghi cục đen Nghiệp lực. Thí dụ: Bạn cứu môt người sắp chết đuối thì được ghi 105 cục sáng. Ngược lại, đánh vào đầu người khác gây chấn thương nghiêm trọng thì ghi 105 cục đen. Ném gạch vào đầu người khác bị ghi 91 cục đen, tát vào mặt người khác bị ghi 5 cục đen, ăn cắp 1 cái bánh mỳ: 5 cục đen, đong thiếu săng dầu: 55 cục đen v.v... Hành động bị ghi cục đen nhiều nhất là 105 cục đen, nhẹ nhất là 3 cục đen. Cục sáng cũng vậy: cứu người khỏi chết đuổi- 105 cục sáng, đưa người bị tai nạn đi cấp cứu: 55 cục sáng, cho tiền người ăn xin 5 ngàn đồng: 3 cục sáng , khuyên giải hai bên không đánh nhau: 55 cục sáng v.v... Cứ như vậy cộng dồn cả cuộc đời số cục đen và cục sáng rồi trừ đi nhau, còn cục sáng thì kiếp sau được hưởng phúc, còn cục đen thì phải trả Nghiệp lực. Cứ thế, việc tự diễn tiến, tự hạch toán, không ai tính hộ cả. Rất công bằng với mọi người.

     Cho nên đạo Phật khuyên ta phải sống thiện. Sống thiện có nghĩa là biết vì người khác, vì cộng đồng, luôn giúp đỡ mọi người, vui mừng trước thành đạt của người khác… Sống thiện thì ta tích được Đức, và giảm được Nghiệp. Cho nên bạn hãy luôn hướng tâm mình làm việc thiện, tránh việc ác. Điều này phải thường xuyên có trong tâm ta. Khi bạn đi lễ chủa hoặc những nơi thờ cúng khác, bạn muốn cầu cái gì tốt đẹp thì hãy đừng cầu cho mình, mà cầu cho mọi người. Bạn cúng dường Tam Bảo ở chùa thì đừng cầu gì cho mình, mà cầu cho Tam bảo được hằng còn, đặng dìu dát chúng sinh. Đó là bạn đang sống thiện. Bạn cố gằng truyền bá nhận thức này cho mọi người thì Đức của bạn càng được tích lớn.

    Nhân Quả là Luật tự nhiên của vũ trụ, nó tự diễn tiến, không có ai điều khiển cả. Đây là luật tự nhiên chứ không phải là Đạo Phật đề ra luật này. Đức Phật chỉ giải thích cho ta hiểu luật Nhân Quả và khuyên ta sống thiện mà thôi.

 

GS Đích.

 

                        

                                 Hoa Đỗ Quyên rừng

Bài viết liên quan

Các bài viết

Liên kết website

Các bài Hỏi Đáp

 Tìm đọc các bài Hỏi đáp :

 HỎI ĐÁP 1: Gương Tiên Thiên Bát Quái xem tiếp... 

 HỎI ĐÁP 2: Sức mạnh từ tâm xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 3- Ban thờ Thần tài  xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 4- Hướng bàn thờ  xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 5-  Lấp giếng xem tiếp...

HỎI ĐÁP 6- Phong thủy là gì? xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 7- Tính giờ xuất hành  xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 8- Hóa chân hương trên bát hương xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 9- Thế nào là đủ lễ xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 10- Cờ ngũ sắc xem tiếp...

 HỎI ĐÁP 11- Đón dâu 2 lần xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 12- Táng mả về đêm xem tiếp...

 HỎI ĐÁP 13- Chế tác Phù xem tiếp...

HỎI ĐÁP 14- Phù hiệu Phật học xem tiếp...

 Hỏi đáp 15- DI CUNG HOÁN SỐ

Hỏi đáp 16- THỜ CÚNG TRẺ NHỎ

Hỏi đáp 17- VŨ TRỤ LỚN THẾ NÀO?

Hỏi đáp 18- ANH EM KHÁC TÍNH NHAU

Hỏi đáp 19- MỘ KẾT CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Hỏi đáp 20- HỌC CẦM CON LẮC

Hỏi đáp 21- CÚNG VÀNG MÃ

Hỏi Đáp 22- ĐỘNG MỘ LÀ THẾ NÀO?

Hỏi Đáp 23- NGƯỜI ÂM HƯỞNG LỘC LỄ THẾ NÀO?

Hỏi Đáp 24- ĐẦU THAI KIẾP KHÁC

Hỏi đáp 25- CHẾT TRÙNG TANG LÀ THẾ NÀO?

Hỏi đáp 26- TRỜI ĐẤT LÀ GÌ?

Hỏi đáp 27- NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG ĐẶC BIỆT

Hỏi đáp 28- NGƯỜI TRẦN PHẠM TỘI BỊ PHẠT SAU KHI CHẾT

Hỏi đáp 29- GIẢI PHẠT THÌ LÀM THẾ NÀO?

Hỏi- đap 30- VÒNG LUÂN HỒI

Hỏi Đáp 31- ĐỊA NGỤC LÀ GÌ?

Hoi-Dap 32b- WHAT IS CANCER?

Hỏi Đáp 33- LUẬT NHÂN QUẢ

Hỏi Đáp 34- CÔNG TRÌNH THỜ CÚNG

Hỏi Đáp 35- BA ĐẠO LÀ GÌ?

Hỏi Đáp 36- ĂN CƠM CHAY

Hỏi Đáp 38- ÁO CÀ SA

Hỏi Đáp 42- HY SINH ĐỜI BỐ CỦNG CỐ ĐỜI CON

Hỏi Đáp 45- CHÒM SAO BẮC ĐẨU

Hỏi Đáp 46- NGƯỜI TRỜI VÀ NGƯỜI TRẦN ĐƯỢC QUẢN LÝ THẾ NÀO?

Hỏi Đáp 54- TRẬT TỰ VŨ TRỤ

Hỏi Đáp 56- Tuổi thọ người Trần và người Trời

Hỏi Đáp 57- Muốn thờ Phật thì phải làm gỉ?

Hỏi đáp 59- Muốn khai mở thì làm thế nào?

Hỏi Đáp 59- Vũ trụ có bao nhiêu Đức Phật?

Hỏi Đáp 61- Về ngôi mộ

 

 

Video

1. Tả đủ hữu cóc cầu tài bên cây hương http://youtu.be/sQGHbFjWEkc  

2. Tỳ hưu cầu tài đặt trước nhàhttp://youtu.be/7w5Th-KWeo4   

3. Hai ty hưu cầu tài chầu nhau http://youtu.be/_Ugo37VPI8A  

4. Quả cầu thu tài http://youtu.be/m4WLunyQqsM