CON NGƯỜI TA KHI CHẾT VỀ ĐÂU?
Con người ta khi chết thì Thân xác là cái bỏ đi, đem chôn hoặc đem đốt thành tro bụi. Còn Linh hồn thì về tồn tại ở cõi giới vô hình thuộc không gian vi tế, chờ ngày đầu thai kiếp khác. Để bạn đọc dễ hiểu, tác giả tạm gọi linh hồn người ta sau khi chết là Người âm. Mỗi người âm sẽ tồn tại trong một Không gian và một Cảnh giới nhất định trong vũ trụ.
1- Các không gian trong vũ trụ
Trên Hình 1 thể hiện các không gian (KG) trong vũ trụ như sau:
1) KG Cõi Trần, là nơi con người ta đang sống
2) KG Vi tế (hay Cõi Trời): Trên cõi Trần cho đến Thiên linh vũ trụ. Đây là nơi người âm tồn tại. Tùy theo loại người âm nào mà họ sẽ định cư ở các cung nhỏ nào đó trong không gian này.
KG vi tế chứa đựng các KG cụ thể sau đây:
- KG Cõi ngục: Gồm các cung Địa, Thủy và Ngục tối, dành cho những linh hồn người Trần phạm tội.
- KG Tâm thức: Gồm cung Đế (người âm bình thường) và Thần linh),
- KG Bán thông tin: Gồm các cung Tiên thần, Cao tăng và Kim cương Bồ tát.
- KG Thông tin: Gồm các cung từ La hán đến Thượng Phật.
- KG Trí huệ: Gồm có cung Đức Phật, ĐP Như Lai và Phật Tổ Như Lai.
- KG Trường tồn: là cung Thiên linh vũ trụ. Đây là KG tập hợp thông tin toàn vũ trụ, không phải là KG của một vị nào cụ thể.
Các KG trên được đặc trưng bởi kích thước hạt sóng ánh sáng. Trên Hình 1, càng ở các cung trên, hạt ánh sáng càng mịn. Thí dụ kích thước hạt ánh sáng của cung Đế là 10-9-11 m, còn cung Phật tổ Như lai là 10 -32tr. m.
Hình 1
2- Cảnh giới Người âm tồn tại
Có 2 loại người âm: Đó là người âm bình thường (linh hồn người chết là người bình thường) và người âm tiên thánh (linh hồn người chết là bậc Tiên Thánh). Mỗi người âm sẽ được tồn tại trong một Cảnh giới tùy theo là người âm loại nào. Đức Phật nói có 6 cảnh giới Phàm giành cho người âm thường và 4 cảnh giới Thánh giành cho các bậc Tiên Thánh.
Trên Hình 1 ta thấy cảnh giới Phàm gồm các cung thuộc KG Cõi ngục, KG Tâm thức và KG Bán thông tin. Còn cảnh giới Thánh là các KG Thông tin, KG Trí huệ và KG Trường tồn
6 cảnh giới Phàm gồm có
Cảnh giới thứ 1 là nặng nề nhất, lúc nào cũng tối tăm, chứa các linh hồn bất hảo, những cặn bã xã hội, những kẻ đầy thú tính, những kẻ sát nhân, những người phạm tội diệt chủng. Người đời coi đây là tầng địa ngục. Tầng này gồm có 3 cung trong Hình 1 là Địa (quản thúc); Ngục Thủy (gồm 5 ngục từ nhẹ tới nặng, giam mà không cầm); và Ngục tối (gồm 5 ngục giam cầm rất nặng).
Cảnh giới thứ 2 có sự rung động gần như cõi Trần. Tại đây gồm những linh hồn còn thèm muốn vật chất như ăn uống, dục tình, muốn thoả mãn bản ngã, ích kỷ, ghen tuông, hờn giận. Cảnh giới này tương ứng với cung Đế trong Hình 1. Người trần bình thường khi chết sẽ về đây.
Cảnh giới thứ 3 có sự rung động thanh nhẹ hơn cõi Trần. Các linh hồn ở đây đã bớt ham muốn về vật chất, nhưng còn ham muốn về tư tưởng, kiến thức. Cảnh giới này tương ứng với cung độ Đế và Thần linh trong Hình 1. Người bình thường có thời gian tu ở cõi Trần sau khi chết linh hồn về đây.
Cảnh giới thứ 4 sáng sủa hơn, với những nguyên tử rung động rất nhanh, gồm những linh hồn tiến hoá thánh thiện. Cảnh giới này tương ứng với cung Tiên Thần , là Thiên quan cấp thấp (cỡ Đức Ông ở chùa hoặc Thành Hoàng đình làng. Những người trần đã qua một quá trình tu luyện đến hàm tu sỹ, nhà sư đã đạt đến Thượng tọa chân chính thì khi chết linh hồn sẽ về đây
Cảnh giới thứ 5 chói sáng, có những rung động nhẹ nhàng. Tại đây có những linh hồn của những người từng tu luyện tới hàm Hòa thượng chân chính, cao tăng, những nhà lãnh đạo anh minh nhưng thành kiến. Cung tương ứng ở đây là Cao tăng.
Cảnh giới thứ 6 cấu tạo từ những nguyên tử hết sức thanh thoát, rung động rất nhanh và tràn đầy ánh sáng, gồm những người tiến hoá rất cao, rất tế vi, không còn dục vọng. Những người này có năng lượng tâm linh đạt đến hàm Kim cương Bồ tát. Đó là linh hồn của những người tu bậc cao. Họ ở lại đây để học hỏi trao đổi kinh nghiệm, phát triển đức tính riêng trước khi siêu thoát lên cõi giới cao hơn (tức lên hàm La Hán trở lên trong Hình 1).
Sau khi đã được an vị trong cảnh giới của mình, người âm bắt đầu một quá trình tu luyện tiếp ở cõi giới mới, ta thường quan gọi là “cõi âm”. Trong quá trình tu luyện ở cõi âm, người âm muốn được yên ổn trong không gian thanh nhẹ ở cõi giới vô hình này, không muốn về cõi Trần có không gian rất nặng trọc. Ta gọi đó là đã siêu thoát. Các linh hồn nào không chịu tu luyện mới lang bạt về cõi trần, ta gọi là Vong. Vậy các vong đều là những linh hồn còn chưa siêu thoát. Họ cần được giúp để sớm siêu thoát. Người Trần có cách trợ giúp là tổ chức lễ cầu siêu cho họ. Khi được cầu siêu linh hồn người âm được thanh thoát hơn nên dễ thức tỉnh mà siêu thoát khỏi không gian cõi Trần.
4 cảnh giới Thánh gồm có:
- Cảnh giới Thánh I giành cho bậc La Hán;
- Cảnh giới Thánh II: từ Phật không danh tính đến Thượng Phật (như Văn Thù, Phổ Hiền Bồ tát...);
- Cảnh giới Thánh III là hàm Đức Phật và Đức Phật Như Lai;
- Cảnh giới Thánh IV cao nhất là Phật tổ Như Lai, tức là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Các cảnh giới Phàm và cảnh giới Thánh được thể hiện từ thấp lên cao trong Hình 1. Bạn đọc chú ý đây là những Cảnh giới của một hàm nào đó, chứ không phải một chư vị nào cụ thể. Thí dụ Cảnh giới Thánh I không phải là một vị La hán nào cụ thể, mà là tất cả các vị thuộc hàm La hán thì đều ở trong cảnh giới này.
Bạn đã biết bạn sẽ về cảnh giới nào sau khi từ giã cõi trần chưa? Nếu chưa biết, hãy quan sát kỹ Hình 1 và thuyết minh về 6 cảnh giới Phàm là bạn sẽ thấy được đấy.
GS Đích.