Hỏi: Xin GS cho biết, mọi người thường hay nói đến Trời Đất nghĩa là thế nào?
Nguyễn Hoàng, Yên Bái
Trả lời: Dân ta thường kêu “Trời Đất ơi!”, hoặc nói “có Trời Đất chứng giám!”. Vậy Trời Đất là gì? Dưới đây là một số thông tin viết chỉ theo khía cạnh quan niệm của những người theo đạo Phật:
Trời ở đây là chỉ vũ trụ bao la. Nó lớn đến nỗi con người trở nên quá nhỏ bé. Mỗi khi nhìn lên bầu trời con người thấy mình bất lực, có cái gì đó nó rất vĩ đại và thiêng liêng đáng kính nể, nên gọi là Trời. Từ Trời có trên khắp thế giới. Châu Âu gọi là “Chúa Trời”, Tiêng Anh là God, tiếng Nga là Bog v.v… Từ Trời có cái gì đó trừu tượng, linh thiêng, khác với từ Bầu trời là cái cụ thể, là cái ta nhìn thấy có mầu xanh nhạt, tích tụ rất nhiều thành phần vật chất. Trời ở đây cũng là Thiên, là Dương.
Đất ở đây là chỉ Trái đất mà chúng ta đang sống, là một hành tinh của hệ Mặt trời. Con người thấy Trái đất cũng rất to lớn chẳng kém gì Trời, nên cảm thấy so với Trái đất mình cũng vô cùng nhỏ bé. Do đó mà thấy Trái đất có cái gì đó cũng rất linh thiêng, đáng kính nể. Đất ở đây còn có nghĩa là Địa, là Âm.
Vũ trụ và Trái đất là Thiên Địa, là Âm Dương. Vũ trụ và Trái Đất giao hòa là Âm Dương giao hòa- thì vạn vật phát triển, con người trong đó được hưởng cái bình yên của sự giao hòa này. Vì Trái đất là rất nhỏ bé so với vũ trụ nên phải tuân thủ vũ trụ. Con người sống trênTrái đất do đó phải tuân thủ luật vũ trụ, bị vũ trụ chi phối. Khi gặp hoạn nạn nào đó người ta kêu “Trời Đất ơi” là có ý cầu cứu ở Trời Đất. Còn nói "có Trời chứng giám" là tin ở Trời công bằng.
Vậy là có Trời, là vũ trụ bao la, có Đất là Trái đất của chúng ta. Trời Đất đều do vũ trụ sinh ra, không phải do một đầng tối cao nào cả.
Có Nhà Trời không?
Có Nhà Trời. Đó chính là một “bộ máy” gồm Ngọc Hoàng Thượng Đế, các Tiên Thần (Thần lửa, nước, mưa, gió, sấm sét...), các Thiên quan, Thánh Địa tạng... Ở đây có thể hình dung gần như một bộ máy của Trời. Bộ máy này hướng dẫn và duy trì cho mọi chúng sinh trong toàn vũ trụ hành động tuân thủ luật vũ trụ, nhưng không điều khiển họ, và không thưởng phạt. Nếu con người vi phạm luật vũ trụ thì sẽ phải tự chịu xử phạt một cách tự nhiên theo luật Nhân- Quả. Nhưng Nhà Trời sẽ xử phạt những ai xúc phạm Ngọc Hoàng Thượng Đế và các thành viên Nhà Trời. Các đạo giáo khác cũng vậy. Nhà Trời theo dõi công tội của mỗi kiếp người. Mọi công tội của mỗi con người đều được ghi chép đầy đủ, không thiếu chi tiết nào. Khi con người Trần chết sẽ được Nhà Trời công bố cho biết công tội ở kiếp đời vừa qua, nhưng không xử lý. Luật vũ trụ sẽ xử lý họ. Nhà Trời quan tâm tất cả các cõi trong vũ trụ.
Có Nhà Đất không?
Không có. Chỉ có Trái đất hay Quả đất thôi. Cũng không có bộ máy nào đại diện cho Trái đất cả. Con người làm hỏng môi trường Trái đất thì cũng tự chịu bị xử phạt theo luật vũ trụ. Loài người không có sức mạnh hủy diệt được Trái đất. Nếu gây hậu quả ngặng nề môi trường sống trên Trái đất, làm mất cân bằng sinh thái đến mức không thể tha thứ thì loài người sẽ tự bị hủy diệt theo kiểu “gậy ông đập lưng ông”, chứ Trái đất nó không hề sao hết. Khi đó Trái đất nó sẽ tự cân bằng lại. Theo hiểu biết của tác giả thì đã có tới 2 lần loại người trênTrái đất bị hủy diệt do chính mình gây ra.
Có Nhà Phật không?
Có Nhà Phật. Đó là “bộ máy” gồm Đức Phật, các vị Bồ tát và các vị Thần… Đây cũng có thể hình tượng giống như một bộ máy của vũ trụ duy trì tâm đức cho chúng sinh, hướng dẫn chúng sinh hiểu về Tồn tại vũ trụ, sống thiện để trở thành Chân Thiện Nhẫn, nhưng cũng không điều khiển và không xử phạt khi vi phạm luật vũ trụ. Nhưng Nhà Phật sẽ xử phạt những ai xúc phạm Đức Phật và các thành viên Nhà Phật.
Trong Nhà Phật có các hàm với tên gọi từ cao xuống thấp như sau:
- Đức Phật: gồm có Phật tổ Như lai hay Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; Đức Phật Như lai có 3 vị (ĐP Dược sư Lưu Ly, ĐP Chuẩn Đề và Đức Phật ADIDA). Đức Phật có 12 vị (gôm ĐP Di lạc, Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, ĐP Đại Đức Phổ, ĐP Vạn Vân Quang...)
Thượng Phật: Văn Thù BT, Phổ Hiền BT, Đại Hải BT...
Phật: Là các vị Phật không danh tính, có rất nhiều.
- Bồ tát: gồm các vị từ hàm Cao tăng trở lên như: Cao tăng Bồ tát (hàm ngang với Đường tăng đi lấy kinh), Kim cương Bố tát (đại diện là ông Hộ pháp thờ trong chùa), La Hán Bồ tát (là các vị La Hán thờ trong chùa), có rất nhiều.
- Các vị Tiên Thần: các hàng Thiên Quan, Thần linh, Chúa đất, Thần núi, Thần đất, Thần nước v.v…
Nhà Trời và Nhà Phật ai cao hơn ai?
Không ai cao hơn ai. Đây là 2 “cơ quan” của vũ trụ có trách nhiệm riêng của mình, một bên duy trì cái tâm thiện, một bên duy trì thực thi luật vũ trụ. Đức Phật là thượng khách của ngọc Hoàng Thượng Đế. Ngọc Hoàng Thượng Đế là khách sang của Đức Phật.
Ngoài dòng Trời và dòng Phật như đã nêu trên còn có dòng Thánh không nói ở đây.
KẾT LUẬN
Bạn đọc cần thấy Trời Phật là hiện thực chứ không phải là mê tín dị đoan, cũng khô gphair là truyền thuyết. Trong cuộc sống ta hãy kính trọng Trời Phật và các Tiên Thánh Thần. Cầu được Trời Phật phù hộ thì cuộc sống sẽ được an lành. Đó là lý do vì sao có tới hàng tỷ người trên thế giới hàng ngày vẫn đi chùa, nhà thờ, đền miếu để lễ cầu. Họ làm việc đó từ tâm thành thì chắc chắn sẽ có hiệu quả. Xem thêm Bài 53- TRỜI LÀ GÌ?
GS Đích