Hỏi: Xin GS cho biết vì sao biết sao Bắc Đẩu đứng yên chính Bắc?
Một số bạn đọc.
Trả lời: Ban đêm, nhìn lên bầu trời phương Bắc, bạn có thể nhìn thấy một chòm sao có hình giống cái gầu sòng tát nước của người nông dân (Hình 1). Cúng có người nói nó giống cái muỗng múc canh. Đó là chòm sao Bắc đẩu. Chòm sao này gồm có sao Bắc cực, sáng nhất, và 7 ngôi sao gọi là Tiểu hùng tinh, xếp thành hình chữ S giống cái gầu sòng. Hình 2 là cờ của bang Alaska của nước Mỹ có hình là chòm sao Bắc đẩu. Vậy các bạn cần phân biệt: Bắc đẩu là tên gọi một chòm sao có hình cái gầu sòng (hay cái muỗng). Đó là cách gọi dân gian. Còn sao sáng nhất thì goi là sao Bắc cực. Nếu bạn leo lên núi Averest ở Nepal, đất nước gần cực Bắc, thì bạn sẽ thấy sao Bắc cực sáng vô cùng, bầu trời sao hình như ở ngay trên đầu ta, gần gũi một cách ngạc nhiên. Vì sao gọi là Bắc cực? Vì nó nằm ngay trên chính cực Bắc của Trái đất, chỉ lệch khoảng nửa độ so với Thiên cực. Khi Trái đất quay theo chu kỳ ngày đêm, Bắc đẩu hầu như đứng yên ngay trên cực Bắc. Thực ra sao Bắc cực không đứng yên, mà đang quay xung trục Thiên cực theo một vòng tròn đường kính không quá 2m. Vì Trái đất hình cầu nên vị trí của sao Bắc cực đối với đường chân trời phụ thuộc vào vị trí người quan sát trên Trái đất. Từ một điểm bất kỳ ở phía bắc của đường xích đạo thì giá trị của góc từ đường chân trời tới sao Bắc cực là bằng với vĩ độ mà người quan sát đứng. Thí dụ, một người đứng ở vĩ độ Trái đất 30o thì sẽ đo được trị của góc tới sao Bắc cực là 30°. Còn khi tới đo tại đúng cực Bắc, thì sao Bắc cực sẽ nằm cao 90 độ so với chân trời, tức nằm ngay trên đầu người quan sát.
Hình 1 Hình 2
Trên Hình 1 bạn thấy có 7 ngôi sao xếp thành một cái gầu sòng là các sao có tên tiếng Anh và tiếng Việt như sau:
1-Dubhe (Tham Lang)
2-Merak (Cự Môn)
3-Phecda (Lộc Tồn)
4-Megrez (Văn Khúc)
5-Alioth (Liêm Trinh)
6-Mizar (Vũ Khúc)
7-Alkaid (Phá Quân),
(cộng thêm 2 sao Tả Phù và Hữu Bật).
Bảy ngôi sao này đại diện cho 7 hành tinh của hệ Mặt trời mà người xưa cách đây mấy ngàn năm đã biết và gọi được tên. Nhưng hệ Mặt trời có 9 hành tinh, chứ không phải 7. Vậy còn thiếu 2 sao. Người xưa mới biết tên có 7/9 sao của hệ Mặt trời, nên còn 2 sao nữa xếp vào đây tạm gọi là Tả Phù và Hữu Bật. Vậy bạn có thấy người xưa không có kính thiên văn quan sát vũ trụ mà hiểu như thế thì có giỏi không? Năm 2008, các nhà thiên văn gọi sao Diêm vương (Pluto) của hệ Mặt trời là sao lùn và đưa ra khỏi hệ Mặt trời, với lý do sao này quay quanh Mặt trời không trên một mặt phẳng quỹ đạo như 8 hành tinh khác, mà cắt qua quỹ đạo phẳng của 8 sao này. Vậy là hệ Mặt trời nay chỉ còn có 8 hành tinh. Tuy nhiên, theo sự chỉ giáo của tầng cao của cõi giới vô hình thì sao Diêm vương vẫn là của hệ Mặt trời vì 2 lý do: Một là nó vẫn quay xung quanh Mặt trời, hai là nó là một hành tinh độc lập trong hệ Mặt trời, chứ không phải là một vệ tinh của các hành tinh khác (kiểu như Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất vậy).
9 ngôi sao của chòm sao Bắc Đẩu còn có liên quan đến Cửu tinh đồ cơ bản trong Dịch học, cũng do người xưa để lại. Đó là một bản đồ cửu cung (9 sao), đại diện cho 9 hành tinh của hệ Mặt trời (Hình 3). Cửu tinh đồ này có đặc điểm là tổng 3 số theo 8 hướng qua trung tâm đều bằng 15, tổng 2 số đối nhau theo các hướng qua trung tâm đều bằng 10. Không ai giải thích được đặc điểm kỳ lạ này. Phương Tây gọi đây là một “Ma phương”. Nhưng khi ứng dụng Cửu tinh đồ này trong Dịch học, Phong thủy học, lập lịch pháp v.v... thì thấy nó rất đúng với thực tế.
Hình 3
Ta đã biết sao Bắc cực đứng yên ở phương Bắc. Chòm Hùng tinh là 9 hành tinh của hệ Mặt trời, nhưng quay xung quanh sao Bắc cực. Như vậy có nghĩa là các hành tinh của hệ Mặt trời quay cả cụm quanh sao Bắc cực, trong khi từng hành tinh một thì cứ quay quanh Mặt trời. Như vậy Mặt trời chỉ đứng yên tương đối so với 9 hành tinh, chứ nó không đứng yên trong vũ trụ. Và như vậy thì sao Bắc cực phải cách rất xa Mặt trời, và vòng quay quanh sao Bắc cực phải bao gồm cả Mặt trời, là tâm điểm của quỹ đạo 9 hành tinh. Hiện nay khoa học vũ trụ đã biết khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời là 146- 152 triệu km tùy theo vị trí vòng quay của Trái Đất (Đông chí, Hạ chí, Xuân phân hay Thu phân). Sao Bắc cực cách Trái Đất khoảng trên 430 năm ánh sáng. Nó sáng gấp khoảng 4 ngàn lần Mặt trời, và là ngôi sao sáng đứng hàng thứ 8 trên bầu trời. Ánh sáng của sao Bắc cực thực chất là ánh sáng tổng hợp từ hệ 3 ngôi sao quay quanh một trọng tâm chung. Ngôi sao thứ nhất, Polaris, là một sao siêu khổng lồ nặng gấp 6 lần Mặt trời. Ngôi sao đồng hành thứ hai là Polaris A, quay quanh nó với khoảng cách 2 tỷ km. Ngôi sao thứ ba Polaris B thì cách xa hơn nữa. Polaris nằm cách thiên cực khoảng 1°, vì thế nó thực ra quay quanh trục Thiên cực Bắc trên một đường tròn nhỏ với đường kính khoảng 2m trên Thiên cầu. Các nhà khoa học đã khảo sát thấy được rằng, sau 400 năm vận hành, sao Bắc cực chỉ lệch trục phương Bắc không quá 3o. Với khoảng cách đến Trái đất tính bằng hàng trăm năm ánh sáng thì góc mở sai số này là quá nhỏ, coi như bằng 0.
GSĐích