1. Chim Yến
Chim Yến thường gọi là Hải yến, là một giống chim nhỏ, dài khoảng 16cm, nhẹ hơn chim sẻ, lông màu xám và đen. Tùy theo điều kiện sống mà có tuổi thọ khoảng 15- 20 năm. Vậy cũng là giống chim nhỏ có tuổi thọ khá cao. Yến làm tổ trên các vách núi cao, trong các khe hẻo lánh. Chúng là giống chim nhỏ, không thắng được ai, nên Tạo Hóa đã ban cho chúng bảo tồn nòi giống bằng cách làm tổ trên những khe núi cao để không có cú vọ rắn chuột nào đến xâm hại. Yến ngủ đêm khoảng 5 giờ. Ban ngày chúng bay lượng đến 13- 15 giờ trên không để kiếm mồi. Chúng ăn sâu nhỏ, chuồn chuồn kin, châu chấu nhỏ, kiến, mối... toàn những loài phá hoại mùa màng.
Yến sống chủ yếu ở các nước ĐNA. Các nước này cũng nuôi chim Yến trong nhà như ở VN. Sản lượng Yến ở VN là khoảng 10 tấn/năm. Trong khi 1 tổ Yến chỉ cân nặng 4- 8 gram. Chia ra ta sẽ thầy Yến mất hàng triệu tổ mỗi năm. Loài người đã tai ác đến mức nào.
Yến là loài chim rất thủy chung. Một đôi yến vợ chồng là sống với nhau suốt đời, một con chết thì con kia kêu khóc thảm thiết rồi cũng gieo mình vào vách đá mà cùng chết. Vết máu trên vách núi tạo thành mùi tanh đặc điếm của chim Yến. Cả ngàn đôi chim Yến bay trên bầu trời mà không đôi nào lạc nhau. Hàng vạn tổ yến trên vách núi cúng không hề có sự nhầm lẫn. Tổ yến nằm sát nhau trên vách núi, nhưng chúng không hề tranh giành nhau. Về nết này của chim Yến thì loài người còn phải học xa!
Chú thích: Những hình ảnh trong bài này được lấy từ mạng Internet, không phải là của tác giả.
Chin Yến cho con ăn
2. Bắt tổ Yến
Loài người từ thời vua chúa đã biết dựng dàn giáo trên vách núi để bắt tổ yến, về làm thành “sơn hào hải vị”, dành cho các tầng lớp thượng lưu.
Vào mùa sinh sản, Yến làm tổ bằng nước dãi trong miệng, đan kết gắn vào vách núi. Loài người ranh mãnh, khi lấy tổ thì để lại một phần nhỏ. Yến về thầy tổ bị hỏng thì mặc nhiên bồi đắp thêm cho hoàn chỉnh. Ngày đẻ trứng đã gần, vợ chồng Yến ra sức làm lại tổ suốt ngày đêm, kiếm cả cỏ rác trộn lẫn với nước dãi cho nhanh, thậm trí vặt lông mình đến mức xác xơ để làm tổ cho kịp, cho dù phải chịu thời tiết lạnh giá. Những khi tổ bị mất, đã kiệt sức, chim mẹ kêu khóc thảm thiết rồi lao mình vào vách núi tự tử, và rồi chim bố cũng tự tử theo. Loài người có biết chuyện này nhưng vẫn ngang nhiên tàn phá tổ của chúng. Có gì tàn nhẫn hơn không? Thậm chí còn ném con của chúng xuống biển để lấy ổ. Chim bố mẹ thấy cảnh này đã kêu khóc thảm thiết rồi chết theo. Một đôi Yến chỉ đẻ mỗi lứa 2 quả trứng, cách nhau vài ngày, rồi ấp hơn 20 ngày. Vợ chồng thay nhau ấp suốt ngày đêm.
Ở những nhà nuôi Yến, người ta tính cả chuyện lấy tổ lúc Yến chưa đẻ trứng thì ổ sạch, ít phải tẩy rửa để chế biến. Nếu lấy vào lúc đã nở con thì tổ yến không sách v.v. Nghĩa là đầy tính toán trước nối khổ của loài chim
Yến làm tổ trên các khe vách núi cao. Người bắt tổ phải deo giây treo trên vách đã hoặc dựng giáo để leo lên.
Cheo leo trên vách núi tìm tổ yến Dàn giáo bắt tỏ yến trên vách núi cao.
Bắt tổ yến ở núi Yến Bình Định Yến đẻ trứng
Bạn hãy nhìn vào đôi mắt con chim này đi. Nó luôn phải lo lắng cảnh giác, mà biết mình không thể bảo vệ được tổ. Thật là tội nghiệp!
Yến con mới nở
Đảo Yến Nha Trang
3. Nhà nuôi Yến
Nhà nuôi Yến
Nhà nuôi Yến cần đảm bảo độ thoáng gió, nhiệt độ khoảng 26- 27 độ C. Còn tạo âm thanh gọi yến có cường lực khoảng 60db (dựa theo âm thanh của tiếng chim Yến là 50db). Rồi còn tạo mùi sinh cảnh thích hợp với chim. Vì cạnh tranh có nhà đã phát loa tới 70db, gây ô nhiếm âm thanh, ảnh hưởng cả đến cuộc sống con người. Tóm lại là loài chim Yến bị lừa về làm tổ để cho chủ nhà thường xuyên bóc lấy tổ của chúng. Tội cho giống chim nhỏ bé thành tâm, tận tụy, thủy chung. Chúng chỉ nuôi con người bằng sức lao động đến cạn kiệt, mà con người thì không hề nuôi chúng. Vậy không thể gọi là “Nhà nuôi Yến” được. Trong nhà người nuôi tạo mắt tường nhám để Yến dễ bám tổ. Hoặc dựng hệ khung gỗ cho Yế treo tổ vào.
Hệ khung gỗ cho yến làm tổ trong nhà nuôi Yến
Khác với nuôi gà vịt: người nuôi cho chúng ăn, giúp chúng ấp trứng để duy trì nòi giống. Khi chúng lớn đủ cân mới làm thịt. Như vậy không phạm tội diệt chủng. Nuôi lợn bỏ dê cừu cũng vậy. Chúng không bị lừa như chim Yến.
4. Lời khuyên
Đã có nhiều người bỏ nghề bắt tổ Yến vì chứng kiến cảnh rất tang thương cho các gia đình Yến. Đó là điều rất đáng mừng và đáng hoan nghênh.
Những người nuôi Yến trong nhà cũng cần thấy hành động lừa cho Yến về nhà mình để lấy tổ là làm giàu trên nỗi khổ của chim. Hãy ngừng ngay việc bắt tổ chim Yến trên núi cao, ngừng ngay công nghiệp lừa nuôi chim Yến trong nhà!
Nếu cứ lao theo việc ngày, các vị sẽ phải chịu hình phạt của Luật Nhân Quả
Luật Nhân Quả
Đó là Luật thứ 9 trong Bộ Luật của Trời.
Luật Nhân Quả quy định: Con người trong vũ trụ (cả người Trời đang ở cõi Trời và người Trần đang ở cõi Trần) hễ gieo Nhân nào thì nhận Quả ấy. Nhân Quả diễn tiến tự nhiên, không có ngoại lệ.
Luật này đối với người Trần có nghĩa là: Con người ta làm được một điều gì tốt thì phúc sẽ chờ ta phía sau, ta sẽ nhận được một điều tốt để đền trả lại. Ngược lại, ta làm một điều xấu thì họa sẽ chờ ta phía sau, ta sẽ nhận lại được một điều xấu tương tự. Nói cách khác: sống thiện thì được trả thiện, sống ác thì được trả ác. Luật Nhân quả thể hiện hàng ngày trong mỗi con người là ở phúc họa đến ta. Hễ có công, làm việc thiện hữu ích cho đời thì được trả phúc. Hễ có tội thì phải đền tội bằng nhiều cách, nhưng rõ nhất là cho mắc bệnh. Tội nặng thì bệnh nặng, tội nhẹ thì bệnh nhẹ. Ngoài ra còn những tai ương bất hạnh khác.
5. Kiến nghị
Tại sao một người bắn chết một con hổ mang về nấu cao thì bị luật pháp trị tội hình sự, trong khi diệt chủng hàng loạt loài chim Yến nhỏ bé thủy chung thì lại ngang nhiên hành động mà không sao? Lại còn ra sức quảng cáo sản phẩm yến sào để câu khách?
Cho nên luật pháp cần quan tâm đến vấn để này. Cụ thể hãy cấm triệt để việc bắt tổ chim Yến trên vách núi cao. Các địa phương có núi chim Yến cần định ra luật bảo vệ và ngăn cấm tàn phá tổ Yến.
Đồng thời cũng cần có định chế quy định về việc dùng “Nhà nuôi Yến”. Tốt nhất là cấm hẳn. Đây là một việc tàn ác. Không có ai nuôi Yến cả. Chỉ có Yến nuôi người mà thôi! Chúng ta đã từng cấm săn bắt chim sẻ đồng bằng lưới, cấm bắt cò bằng cánh đồng cò giả có gắn bẫy keo dính. Người săn bát cò về đem ra chợ bán, làm thịt vặt lông cả khi con cò đang sống, nhìn rất thương tâm. Bây giờ đàn chim Yến cũng phải vậy. Rõ ràng lừa chim về nhà để làm thịt tổ của nó. Cần phải cấm để bảo vệ đàn chim. Thúc tế cho thấy làm thức ăn từ tổ Yến chỉ làm giàu cho một số rất ít người, chứ không thể phát triển thành nền công nghiệp, trong khi lại tàn phá môi trường rất dữ.
Các nước ĐNA cũng cần có chính sách nhằm xóa bỏ tình trạng lừa chim Yến về nhà nuôi. Không nên định ra hướng phát triển cho việc này. Các nước cần chung tay bảo vệ đàn chim Yến. Nhà nuôi không phải là nơi mà chim Yến lựa chọn. Chúng đang bị lừa. Đàn chim Yến là tài sản chung của nhân loại, không phải là của một quốc gia nào. Do đó mọi quốc gia hãy cùng bảo vệ chúng.
Điều 64 trong Luật Chăn nuôi năm 2018 của Nhà nước VN có nêu yêu cầu nuôi chim Yến phải đảm bảo vệ sinh môi trường và không làm ảnh hưởng đến đời sống con người. Nhưng không có chế tài bảo vệ đàn chim Yến. Cần trở lại quy định chịm Yến là động vật quý hiếm cần được bảo vệ theo nghị định Chính phủ năm 2008 thì mới đầy đủ.
Hãy để cho chim Yến được sống tự nhiên tại những nơi mà chúng lựa chọn, không phụ thuộc vào ý muốn của con người!
GSĐích