PHẬT TIỂU THỪA VÀ
ĐẠI THỪA LÀ THẾ NÀO?
Phật giáo Bắc Á đã hàng ngàn năm nay truyền bá sang các nước Nam Á về Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa. Nhưng họ viết rất mờ mịt, trừu tượng, khó hiểu, mục đích là để không ai có thể hiểu là gì, nhằm mị dân mà dễ bề đô hộ. Các nước ĐNA một tâm tuân theo mà không có ai giải thích cho dân hiểu.
Thực ra Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa chỉ là 2 giai đoạn phát triển của Phật giáo trước và sau ĐP Thích Ca Mâu Ni (TCMNi). Nó rất dễ hiểu như sau đây:
1- Phật giáo Tiểu thừa
Đó là giai đoạn đầu của Phật giáo, có từ thời trước ĐP TCMNi, tức là các thời kỳ ĐP Dược sư Lưu Ly (cách đây trên 7 ngàn năm), đến ĐP Chuẩn Đề, ADIDA, cho đến ĐP TCMNi chủ trì Thường trụ Tam Bảo. Cụ thể thời kỳ Phật giáo Tiểu thừa tính từ khi ĐP TCMNi từ trần vào năm 485 TCN trở về trước. Và thịnh hành nhất sau khi ĐP TCMNi từ trần ít năm.
Phật giáo Tiểu thừa coi trọng việc tu khổ hạnh trong hang núi hoặc ở chùa, tức là các cư sỹ phải sống cuộc sống của người tu hành, xuất gia, tách khỏi cuộc sống đời thường. Người xưa quan niệm tu là phải như thế.
Rất ít người có thể làm được việc này, nên gọi là “Cỗ xe nhỏ”.
2- Phật giáo Đại thừa
Phật giáo Đại thừa là từ chỉ một trường phái lớn của Đạo Phật, thịnh hành từ thế kỷ thứ (I). Từ Ấn Độ phát triển mạnh sang TQ và một số nước ĐNA. Ðại thừa không quá nhấn mạnh đến phải xuất gia, mà cho rằng Phật tử tu tại gia cũng có thể đạt chính quả nhờ sự gia độ của chư Phật và chư Bồ Tát. Đây là luận điểm của ĐP TCMNi khi ngài còn tại thế. Ðại thừa cho rằng, tu Phật không chỉ để giải thoát khỏi Luân hồi, mà cao hơn là an trụ được ở tầng cao của cõi Trời. Đồng thời cũng cho rằng mỗi chúng sinh đều có mang sẵn Phật tính, và phải tìm cách phát triển nó lên. Việc nhận ra điều này là điều rất quan trọng trên con đường tu Phật. Nhờ những quan niệm của Đại thừa là rất khả thi, nên đã duy trì và phát triển được trường phải cho đến ngày nay.
Rất nhiều người có thể tham gia vào việc tu tại gia, nên gọi là “Cỗ xe lớn”. Mọi người chúng ta đang tu thiền hàng ngày tại gia chính là đang tham gia vào cái “Cỗ xe lớn” này.
Trong thời kỳ Phật giáo đại thừa Đạo Phật bùng nổ thành nhiều tông phái khác nhau, tuy cùng từ Đạo Phật nhưng có cạnh tranh lẫn nhau. Hiện nay đang tồn tại 4 tông phái chủ yếu là Tịnh độ tông, Thiền tông, Mật tông, và Phật giáo Đại thừa.
3- Phát kiến vĩ đại của ĐP TCMNi
ĐP TCMNi đã mất 6 năm tu khổ hạnh theo trường phải Tiểu thừa, ép xác trong hang núi vùng Nam Ấn Độ (Hình 1). Hàng ngày Ngài chỉ ăn từng giọt súp đậu xanh, súp đậu đen, súp đậu hạt hay súp đậu nhỏ. Cuối cùng, khi thân xác chỉ còn da bọc xương, Ngài nhận ra rằng tu khổ hạnh không mang lại hiệu quả. Ngài quyết định ăn uống trở lại bình thường và có 49 ngày ngồi thiền dưới gốc cây Bồ đề tại Boudha Gaya (Ấn Độ)- còn gọi là Bồ đề Đạo tràng (Hình 2)- cho đến khi thành Đạo, tức là lên đến hàm Thượng Phật bậc 3 (TP3). Sau khi đã thành Phật, Ngài giảng cho các đệ tử rằng tu ép xác khổ hạnh và tu trong sống tham lạc thú và danh vọng đời thường đều không có khả năng đạt đến Đạo. Ngài thấy cần cân bằng hai khuynh này và đã đi theo hướng trung hòa hai khuynh hướng thái quá này, gọi là khuynh hướng trung hòa, tức là thiền định trong điều kiện của cuộc sống đời thường (vẫn ăn uống, sinh hoạt, làm việc bình thường). Trong lúc ngồi thiền thì hướng tâm tới loại bỏ dần thói Tham Sân Si, bằng lòng với những cái hiện có, để hướng đến một cuộc sống thiện tâm. Như vậy ta thấy khuynh hướng của đạo giáo một số nước coi việc tu chùa là phải thoát tục, không được có gia đình, không được có vợ có chồng là không không đúng với tinh thần của Đức Phật.
Hình 1- Núi xa kia ĐP tu ép xác 6 năm. Hình 2- Cây Bồ đề, nơi ĐP tu thành Đạo
Khuynh hướng sống trung hòa trong tu luyện có thể coi là một phát kiến vĩ đại của Đức Phật TCMNi lúc bầy giờ. Phải rất mạnh mẽ mới làm được việc này, vì nó phải chiến thắng những quan niệm đã thấm sâu trong tâm thức mỗi người tu hành lúc bấy giờ là: đã tu thì phải chịu khổ hạnh! Đây là cơ sở để sau này hình thành nên giai đoạn phát triển Phật giáo Đại thừa, tức là mở rộng diện tu hành rộng rãi trong nhân dân. Người dân đang sống cuộc sống bình thường cũng có thể tu luyện, chứ không chỉ là các tu sỹ. Chính ĐP TCMNi đã đặt cái mốc cho giao đoạn Phật giáo Đại thừa.
Đạo Phật phát triển mạnh nhờ có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân tu tại gia. Trên thực tế, tác giả đã dẫn dắt nhiều đệ tử tu tại gia, vẫn sống cuộc sống bình thường, vẫn có gia đình, vẫn làm ăn kinh tế, nghiên cứu khoa học, quan chức Nhà nước, vẫn làm kinh doanh, vẫn thăng tiến trong sự nghiệp v.v... mà kết quả tu luyện lên rất nhanh. Điều này chứng minh lời giảng của ĐP TCMNi “Như Lai là Phật đã thành. Chúng sinh là Phật sẽ thành” là đúng thực. Nghĩa là ai cũng có thể tu thành Phật, miễn là phải nhất tâm tu luyện và phải rất kiên trì trong nhiều kiếp đời.
Luật tâm linh của Trời quy định: Mọi người Trời và người Trần trong vũ trụ này đều phải tu luyện để nâng cao tỷ lệ tâm linh, tức là nâng cao sức mạnh của Linh hồn trong thân xác. Đó là bổn phận của mỗi con người, chứ không phải thích thì làm, không thích thì thôi. Trước sau bạn vẫn phải làm việc này, không làm bây giờ thì những kiếp đời sau vẫn phải làm. Vì đây là Luật Trời quy định.
Vậy chúng ta hãy cảm ơn ĐP TCMNi đã trên 2 ngàn năm nay chỉ cho loài người con đường tu luyện tại gia của Phật giáo Đại thừa, và hãy tham gia ngay vào đội ngũ này. Phật giáo Đại thừa nói gọn lại tức là toàn dân tu luyện tại nhà. Phật giáo Bắc Á không hề chỉ cho dân ta điều này, làm cho dân ta luôn hiểu Tu luyện là cái gì đó xa lạ khác thường, chỉ dành cho các tu sỹ, còn người dân thường thì không làm được. Tu chùa sẽ luôn ít, và sẽ ít dần. Tu tại gia sẽ ngày một phát triển mạnh. Bạn hãy tìm thầy học Đạo để sớm lên được tầng cao của vũ trụ. Mỗi kiếp đời Trần của bạn chỉ có giá trị đích thực khi ta hướng tâm mình vui với Đạo.
GSĐích- ĐP Vạn Vân Quang