1. Định nghĩa
Chỉ số rung động (CSRĐ) của tâm hồn được đặc trưng bởi con số không thứ nguyên, có giá trị từ 1 đến 500, tạo thành một đường cong Parabol, thể hiện trên Hình 1. Theo cách gọi của Đạo Phật thì con người Trần cũng sẽ trải qua quá trình rèn luyện từ thấp lên cao, cụ thể: Thấp nhất là người đang phải Trả Nghiệp (Trả N), rồi đến người đang bị Phạt, rồi đến Đế (là người Trần bình thường), trên nữa là Thần linh (T Linh), rồi đến Tiên Thần (T Thần), rồi đến Cao tăng Bồ tát (C. Tăng), Kim Cương BT (K. Cương), Phật (không danh tính, Thượng Phật (T. Phật), cuối cùng cao nhất là thành Đức Phật (Đ. Phật).
Hình 1
2. Đường cong chỉ số rung động của tâm hồn
Đường cong Parabol trên Hình 1 nói lên mức thánh thiện của tâm hồn con người Trần. Người càng thánh thiện thì Chỉ số rung động tâm hồn càng cao. Điều này nói lên độ mịn ánh sáng tâm hồn họ rất nhỏ, ánh hào quang cơ thể do đó càng sáng. Cụ thể một người Trần bình thường không tu luyện thân tâm, linh hồn cõi Trời ở cung Đế thì có CSRĐ là 17, trong khi người tu đến hàm La Hán đạt 190, đến hàm Đức Phật đạt 500. Còn người đang phải trả Nghiệp vì kiếp trước đã phạm trọng tội (như giết người, cướp của giết người, phá đình chùa nhà thờ v.v...), để lại trong Linh hồn rất nhiều Nghiệp chướng, thì CSRĐ chỉ đạt 4. Linh hồn người ngày ở cõi Trời bị giam trong ngục, rất tối tăm. Còn thân xác ở cõi Trần lúc này thì bệnh đầy người không sao chữa được, làm gì cũng thất bát khốn khổ, tâm hồn luôn oán hận. Đây là bị trị tội theo Luật Nhân Quả. Nếu họ chịu lễ tạ, thành tâm sám hối với Trời Phật Thánh Thần, xin khất trả Nghiệp, mà được khất, thì Linh hồn ở cõi Trời được ra khỏi ngục, về cung Đế. Khi đó CSRĐ lên ngay 17. Còn người đang bị Thần phạt cho mắc bệnh hiểm nghèo không sao chữa được (như bệnh ung thư chẳng hạn) thì CSRĐ chỉ đạt 9. Người này trong Hình 1 gọi là người bị Phạt (vì đã phạm tội với Thánh Thần ở những nơi thờ cúng từ những kiếp trước, như ăn cắp đồ thờ hay tiền lễ, hoặc làm ô uế nơi thờ cúng v.v...). Nếu họ về nơi đã từng phạm tội thành tâm sám hối với Thần phạt, xin tha tội, và được tha, thì CSRĐ cũng lên ngay 17, bệnh khi đó mới có thể chữa khỏi.
Tên gọi các hàm tu luyện trong Hình 1 là gọi theo Đạo Phật. Các đạo khác có thể gọi tên khác, nhưng cũng theo một nguyên tắc tương tự tiến dần lên. Thí dụ có thể gọi là Đức Thánh bậc 1 đến 10, trên là Đức chúa cấp 1 đến 9 v.v...
Trên đường cong Hình 1 ta thấy có thể chia thành 3 giai đoạn rõ nét. Đó là:
+ Giai đoạn đầu, từ Trả N (Trả Nghiệp) đến T Thần (Tiên Thần): là đoạn đường cong dốc lên rất chậm. Đây là giai đoạn khởi đầu của quá trình tu luyện, sẽ gặp nhiều gian nan của sự khởi đầu. Vượt qua được giai đoạn này thì quá trình tu luyện mới có thể khởi sắc.
+ Đoạn II, từ T Thần đến La Hán: là lúc đã khởi sắc quá trình tu luyện. Đường cong đi lên dốc hơn, chứng tỏ sự thành đạt trong tu luyện đã nhanh hơn giai đoạn đầu.
+ Giai đoạn III, từ La Hán đến Đức Phật (Đ.Phật): Đây là giai đoạn người tu luyện đã đạt mức thánh thiện cao, từ Chính quả trở lên, nên tốc độ thành đạt trong tu luyện tăng nhanh nhờ tích tụ thành quả tu luyện từ nhiều kiếp trước. Đường cong lúc này có độ dốc cao hơn hẳn.
Đường cong Hình 1 nói lên một thực tế có thực: Ai cũng có thể tu thành Phật. Cứ tu theo đường cong mà đi lên. Đúng như lời ĐP Thích Ca Mâu Ni đã giảng khi ngài còn tại thế: “Như Lai là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Vậy bạn đừng nghĩ rằng tu luyện chỉ là giành cho các bậc Thánh nhân. Không phải như vậy. Đó là dành cho chính bạn đấy. Bạn phải tự tu lên qua rất nhiều kiếp đời. Có điều là bạn có chịu chấp nhận tu luyện hay không thôi. Không chấp nhận thì cuối cùng bạn vẫn cứ phải làm, vì đó là Luật vũ trụ quy định cho mọi người. dù là người Trần hay là người Trời. Cho nên mới nói: Tu luyện là bổn phận của mỗi con người. Ai mà quan niệm chết là hết, (nên phải sống gấp để hưởng thụ) là không thực tế. Tu đây không phải chỉ là cắt tốc đi tu ở chùa hay tu Thánh ở nhà thờ. Đó chỉ là 1 trong các phương pháp tu. Bạn là người thường, có thể tu tâm tại gia mà đi lên, miễn là tâm bạn lúc nào cũng nghĩ đến việc tu tâm để trở thành người thánh thiện ở kiếp đời này. Bạn không nghĩ đến việc này ngay từ bây giờ, sau khi đọc bài này, thì là quá muộn rồi đấy.
Hỡi loài người: Hãy tỉnh thức!
Vậy có thơ rằng:
Đường Parabol để làm chi?
Để ta tu luyện chứ còn gì!
Tu luyện ấy là phận ta đó
Cứ Parabol tiến mà đi.
3. Quan hệ giữa Chỉ số rung động tâm hồn và Tỷ lệ tâm linh
Giữa Chỉ số rung động tâm hồn (CSRĐ) và Tỷ lệ tâm linh TLTL (xem Bài 40- Tỷ lệ tâm linh) có mối quan hệ mật thiết với nhau. TLTL là tỷ số % giữa Linh hồn và Thân xác con người Trần. Người có TLTL càng cvao thì càng thông minh và thánh thiện. Người có CSRĐ càng cao thì càng thánh thiện, và do đó TLTL của họ càng cao. Quan hệ giữa 2 thông số này được thể hiện trên đường cong ở Hình 2. Ở đây ta thầy đường cong cũng phân thành 3 giai đoạn như ở Hình 1: Giai đoạn I đến T.Thần có cả 2 chỉ số CSRĐ và TLTL đều thấp. Đến Giai đoạn II từ T.Thần đến La Hán thì đã cao vượt trội. Giai đoạn cuối từ La Hán trở lên thì tốc động tăng cả 2 chỉ số đều rất nhanh. Đó là lý do người ta gọi đến La Hán là đã thành chính quả. (Ở đây cũng giống như ta học ngoại ngữ, phải vượt qua được cái ngưỡng kiểu “La Hán” thì mới có thể nói nghe được).
Hình 2
Hình 2 còn cho ta thấy: Loài người trên trái đất tu luyện đến hàm Đức Phật thì đạt được tỷ lệ tâm linh 60%. Trong khi đó, theo chỉ giáo của Đức Phật thì người bình thường ở hành tinh có người với nền văn minh cao nhất trong vũ trụ có TLTL đạt 70%. Sở dĩ như vậy là vì hành tinh của họ có gia tốc trọng trường nhỏ hơn Trái đất. Đó là điều kiện tự nhiên thuận lợi để họ có Thân xác nhẹ mà nâng được TLTL cao, do đó có nền văn minh cao hơn trên Trái đất. Loài người ở đây sống rất thánh thiện, đi nhẹ như bay, xã hội sống vì cộng đồng, không dùng tiền, không có chiến tranh cướp bóc. Sống với nhau rất bác ái. Vậy bạn thử đoán xem, họ có cần bom hát nhân không? Cái mà loài người Trái đất đang tự hào là “văn minh nhân loại” đấy?!
GSĐích