PROF. DICH'S BOOKS

Below are some Books of Prof. Dich written in English. Every one can download fore use, but not for sale:

 1. Book 1:  Unniverse and Man- the Theory of relationship

https://drive.google.com/open?id=15pJfzJK0Modbz_TPLJtnc80GknAIXWi2

 

2. Book 2: Troi, Buddhas & Emperors- Life and works

 https://drive.google.com/open?id=12eUEzO_ilhH8UyY86JR_y2Cksy-ek7d8

 

CÁC ĐỨC PHẬT- BUDDHAS

Các bài viết về Trời Thượng quyền, 7 Đức Phật người Trái đất và 3 Ngọc Hoàng Thượng Đế. 

(Papers about Troi supreme Power, 7 upper buddhas being resident on Earth & 3 Emperors/Kings of Heaven)

DP01- Trời Thượng quyền

(Engl.Troi supreme Power)

DP1- ĐP Lưu Ly

Engl.BIROL Upper Buddha

DP2- Đức Phật Chuẩn Đề

(Engl. OLMO Upper Buddha)

DP3- ĐP TCMNi (LANTIG)

(Engl. Shakyamuni Buddha LANTIG

DP5- Đức Phật Đại Thế Chí 

(Engl.BIGA Upper Buddha)

DP6- ĐP Quan Thế Âm

(Engl.VALOKITEŚVARA (QUAN THE AM) UPPER BUDDHA)

DP9- NH DOMI Thượng Đế

(Engl.Emperor DOMI)

Sách của GS Đích

Sách 1 Công tác bê tông, tái bản lần 4

Sách 2 Ứng dụng Phong thủy, tái bản lần 2

Sách 3 Hóa giải Phong thủy nhà, tái bản lần 2

Sách 4 Âm Dương cuộc sống, tái bản lần 2

Sách 5 Phù, tái bản lần 2

Sách 6 Dịch học, tái bản lần1

Sách 7 Rèn luyện thân tâm, tái bản lần 2

Sách 8 Chữa bệnh kg dùng thuốc, tái bản lần 1

Sách 9 Khí công, tái bản 1

Sach 10 Trả lời những câu hỏi đời thương

Sách 11 Vũ trụ và con người- Thuyết tương quan

 

Liên hệ tìm sách:

- Hiệu sách gần nhất.

- Hoặc 

Nguyễn Thị Hoa:

   DĐ. 0916222398;

E-mail: hoasachjsc@gmail.com

  

Sách mới xuất bản

 

 XemSách 11 Vũ trụ và con người

 

  XemSach 10  

 

XemSách 8  Tái bản lần 3

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:
784
Hôm qua:
4,536
Tuần này:
20,898
Tuần trước:
17,201
Tháng này:
15,868
Tổng:
17,855,889

Hỏi Đáp 47- PHẬT LÀ NGƯỜI TRỜI THẾ NÀO?

Hỏi:Xin GS cho biết cần hiểu Phật là người Trời thế nào? 

        Trịnh Văn Tốn, Hà Nội 

Trả lời: Phật, danh từ thuộc Đạo Phật, là chỉ những người âm ở cõi Trời có hàm rất cao. Các vị đều đã từng là những người Trần tu luyện rất nhiều kiếp đời ở cõi Trần, cho đến khi thành Phật. Đây là những người Trần có thật, đã tu thành Phật, không phải là truyền thuyết. Bạn mà cứ kiên tâm tu luyện nhiều kiếp đời thì rồi cũng có ngày thành Phật như các ngài.

Phật được phân thành 3 hàm cấp dưới đây:

    - Phật (không danh tính), có hàng chục ngàn vị. Bạn vào chùa thấy các tượng Phật cao vài chục centimet đặt ở ban thờ ngay trước Phật điện, hoặc bạn về chùa Bái Đính, Ninh Bình, thấy có hàng ngàn tượng Phật đặt trên các hốc tường, thì đó là các vị Phật không danh tính. Các vị này được thờ chung, không có tên ai, nên gọi là “không danh tính”. Các vị Phật này được phân thành 9 bậc từ thấp lên cao. Bậc 9 là cao nhất.

    - Thượng Phật, có hàng trăm vị. Đó là là các vị Phật thờ có danh tính, có hàm cao hơn Phật không danh tính nhiều, như Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Hải Bồ Tát v.v... gọi chung là Phật Bồ Tát. Trong chùa ta thờ các vị này là đại diện cho hàm Thượng Phật. Thượng Phật cũng phân ra 9 bậc từ thấp lên cao.

    - Đức Phật, có tất cả 16 vị. Đây là các vị Phật cao nhất trong vũ trụ. Người đại diện quen thuộc thờ ở các chùa là Đức Phật TCMN, Đức Phật ADIDA, ĐP Quan Thế Âm, Di Lạc, Đại Thế Chí. Rất ít chùa VN có thờ Đức Phật Lưu Ly và Đức Phật Chuẩn Đề. 

    Dưới đây nói sâu về hàm Đức Phật.

1- Đức Phật là ai?

    Đức Phật là các vị Phật có khả năng tác động toàn vũ trụ chứ không chỉ ở Trái đất này. Các ngài giáo huấn chúng sinh toàn vũ trụ, tức là ở tất cả các hành tinh có người và sinh vật sống trong toàn vũ trụ. Theo sự chỉ giáo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì trong vũ trụ hiện có 5 hành tinh có con người đang sống. Trái Đất là một trong đó. Xen thêmBài 67-MỘT SỐ THÔNG TIN VŨ TRỤ

a) Về hàm cấp và số lượng thì Đức Phật được phân ra:

    - Phật tổ Như Lai, cao nhất. Chỉ có một vị, đó là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thờ ở tất cả các chùa VN.

    - Đức Phật Như Lai, cao thứ 2. Có 3 vị là: Đức Phật Dược sư Lưu Ly và Đức Phật Chuẩn Đề và ĐP ADIDA. 

    - Đức Phật, cao thứ 3, có 12 vị. 

b) Về sức mạnh tâm linh:

    Sức mạnh tâm linh của các Đức Phật được thể hiện bằng độ mịn của ánh sáng Linh hồn các Ngài. Độ mịn ánh sáng càng nhỏ thì sức mạnh tâm linh càng cao. Cụ thể như sau:

    - Độ mịn ánh sáng Linh hồn Đức Phật tổ Thích Ca Mâu Ni là 10-32 m;

    - Của Đức Phật Như Lai là 10 -15 m;

    - Của Đức Phật là 10-11,5 m.

    (Độ mịn của hạt Nano, mắt ta không nhìn thấy, là: 10-9 m, tức bằng một phần tỷ của 1 mét. Như vậy độ mịn hạt ánh sáng của Linh hồn các Đức Phật là quá mịn so với hạt Nano). 

     Độ mịn ánh sáng chính là thứ tự về sức mạnh tâm linh của các Ngài.

c) Về tốc độ bay di chuyển

So với tốc độ ánh sáng (khoảng 300.000km/giây) thì tốc độ bay của các Đức Phật đạt như sau::

    - Đức Phật tổ Thích Ca Mâu Ni có thể bay với tốc độ bằng 7,22 lần tốc độ ánh sáng hoặc cao hơn;

    - Đức Phật Như Lai: Đề: 6,22 lần tốc độ ánh sáng;

    - Đức Phật: 5,22 lần tốc độ ánh sáng.

    - (Người âm bình thường bay với tốc độ 1760km/giây, bằng 0,0059 lần tốc độ ánh sáng. Người Trần đi tàu tốc độ 300 km/h thì gọi là cao tốc, ngồi trên máy bay thì bay bằng tốc độ chim ưng).

d) Về khả năng thu nhận thông tin vũ trụ:

    Thông tin vũ trụ là một tập hợp thông tin trong toàn vũ trụ. Tập hợp thông tin này nằm ở đường biên của quả cầu vũ trụ. Ai với được tới đường biên của quả cầu vũ trụ thì nắm được hết thông tin trong vũ trụ, nên cái gì cũng biết. (Vũ trụ rộng lớn bao là đến nỗi, nếu ta bắn một tia sáng từ Trái Đất, với tốc độ ánh sáng 300.00km/giây, thì không biết đến bao giờ nó mới tới được đường biên của quả cầu vũ trụ. Vì vậy, với được đến đường biên của quả cầu vũ trụ là không dễ chút nào).

Khả năng nắm thông tin vũ trụ của các Đức Phật như sau:

- Đức Phật tổ Thích Ca Mâu Ni: 100% thông tin, nghĩa là cái gì Ngài cũng biết;

- Đức Phật Như Lai: 95%;

- Đức Phật: 90%.

e) Về thời gian thường Trụ Tam Bảo:

Bốn vị Đức Phật đã từng thay nhau đứng đầu Thường trụ Tam Bảo trước sau như sau:

    - Đức Phật Lưu Ly: đứng đầu Thường trụ cách đây (năm 2018) 6632 năm;

    - Đức Phật Chuẩn Đề: cách đây 5132 năm;

    - Đức Phật ADIDA: cách đây 3632 năm;

    - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: cách đây trên 2132 năm.

    Cần hiểu: Đứng đầu Thường trụ Tam Bảo là Thường trụ Đạo Phật điều hành việc giáo huấn chúng sinh trong toàn vũ trụ, chứ không phải chỉ trên Trái Đất của chúng ta. Vì vậy người đời gọi Đức Phật TCMN là Đức Thế Tôn, tức người tôn quý của cả vũ trụ này.

2- Trong chùa thờ Đức Phật như thế nào?

    Đức Phật được thờ trên Phật điện trong chùa. Chỉ có hàm Đức Phật và một số Thượng Phật bậc cao, từ bậc 7 đến bậc 9, mới được thờ trên Phật điện thôi. Cụ thể xếp tượng từ trên xuống như sau:

- Hàng trên cùng là ba tượng Phật đại diện quá khứ hiện tại và tương lai, gọi là Tam thế Tam thanh Phật. Đây không phải là một vị nào cụ thể;

- Hàng thứ 2 và 3 có thể là Đức Phật ADIDA cùng với ĐP QTA (bên trái) và ĐP ĐTC (bên phải)- gọi là Di Đa tam tôn; hoặc Đức Phật TCMN với Văn Thù BT (bên trái) và Phổ Hiền BT (bên phải). Hai hàng này đặt trên hay dưới là không cố định theo từng chùa.

- Hàng dưới nữa là tượng Đức Phật TCMN thời thanh niên;

- Dưới cùng là tòa Cửu long thờ Đức Phật TCMN thời sơ sinh (Tòa Cửu Long).

3) Tại sao lên chùa lại chào nhau “ADIDA Phật!”?

    Người đời chào nhau “ADIDA Phật” là để tỏ lòng nhớ ơn công Đức Phật ADIDA là người khai sáng Đạo Phật. Mặc dù Đức Phật Lưu Ly và Chuẩn Đề đã đứng đầu Thường trụ Tam Bảo từ trước, nhưng đến thời Đức Phật ADIDA thì Đạo Phật mới hình thành. Vì vậy người đời coi Đức Phật ADIDA là thủy tổ của Đạo Phật, khi lên chùa chào nhau nhắc đến ngài là để tỏ lòng tôn kính, chứ không phải vì Ngài là cao nhất.

    Khi Đức Phật TCMN chủ trì Thường trụ Tam Bảo thì Đạo Phật đã có rồi. Ngài có công giảng Đạo, truyền bá Đạo Phật sâu rộng trong dân chúng, và được các đệ tử ghi lại các bài giảng của Ngài thành Kinh sách, gọi là Kinh Phật, dùng cho tới ngày nay. Cho nên thời ĐP TCMN có thể coi là Đạo Phật mới chính thức là một Đạo giáo mạnh. Các Phật tử tụng Kinh ở chùa là nguyện làm theo lời dạy của Ngài. Tuy nhiên, do khâu biên tập in ấn rất nhiều lần trong suốt trên 2200 năm qua mà nội dung Kinh đã bị sai lệch nhiều, mặt khác, xã hội loài người sau hơn 2200 năm cũng đã thay đổi nhiều, vì vậy khi vận dụng Kinh Phật, ta nên vận dụng sáng tạo ý nghĩa lời dạy của Đức Phật, chứ không nên nệ vào từng câu chữ trong Kinh. Đức Phật dạy rằng: “Pháp vô lượng Pháp”, nghĩa là lời dạy của Ngài không cố định cứng nhắc, mà có thay đổi theo thời gian, vì vậy phải tùy theo thực tế thời cuộc mà vận dụng sáng tạo. 

4- Thờ Phật tại gia thế nào?

    - Trên bàn thờ tại gia chỉ thờ Đức Phật, và cũng chỉ thờ 1 vị thôi. Nhưng nếu đã đặt tượng thờ 2 hay 3 vị thì cũng không sao cả. 

    - Khi thờ Phật thì phải có bát hương ghi Dị hiệu thờ Phật nào, và phải có tượng hoặc tranh Phật đó đã khai quang (linh hóa), đảm bảo có Phật đã nhập tượng hoặc nhập tranh. 

    Chú ý: Nhà sư có hàm từ Kim cương Bồ tát trở lên mới có thể mới Đức Phật về nhập tượng. Rất hiếm có sư thế này. Như thế thì các chùa chỉ có thể mới Đức Phật nhập bát hương thôi. Còn nhập tượng thì không thể. Tuy nhiên, các nhà cứ thờ bát hương linh cũng là được rồi. 

    - Thắp hương bàn thờ Phật vào các ngày lễ, ngày Tết, ngày rằm, mồng một hàng tháng, vào ngày Đức Phật đang thờ đản sinh và nhập niết bàn (từ trần), và vào những lúc cần hỏi gì các ngài. Không cần thắp hương hàng ngày. Khi thắp hương lễ Phật thì nên niệm danh Đức Phật TCMN, Đức Phật ADIDA và danh các Phật hộ giá 2 Đức Phật này (như ĐP Quân Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Hải Bồ Tát), và còn ai nữa là tùy tâm. Có thể tụng Kinh hoặc không tụng Kinh mỗi khi lễ Phật. 

GSĐích

Bài viết liên quan

Các bài viết

Liên kết website

Các bài Hỏi Đáp

 Tìm đọc các bài Hỏi đáp :

 HỎI ĐÁP 1: Gương Tiên Thiên Bát Quái xem tiếp... 

 HỎI ĐÁP 2: Sức mạnh từ tâm xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 3- Ban thờ Thần tài  xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 4- Hướng bàn thờ  xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 5-  Lấp giếng xem tiếp...

HỎI ĐÁP 6- Phong thủy là gì? xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 7- Tính giờ xuất hành  xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 8- Hóa chân hương trên bát hương xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 9- Thế nào là đủ lễ xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 10- Cờ ngũ sắc xem tiếp...

 HỎI ĐÁP 11- Đón dâu 2 lần xem tiếp... 

HỎI ĐÁP 12- Táng mả về đêm xem tiếp...

 HỎI ĐÁP 13- Chế tác Phù xem tiếp...

HỎI ĐÁP 14- Phù hiệu Phật học xem tiếp...

 Hỏi đáp 15- DI CUNG HOÁN SỐ

Hỏi đáp 16- THỜ CÚNG TRẺ NHỎ

Hỏi đáp 17- VŨ TRỤ LỚN THẾ NÀO?

Hỏi đáp 18- ANH EM KHÁC TÍNH NHAU

Hỏi đáp 19- MỘ KẾT CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Hỏi đáp 20- HỌC CẦM CON LẮC

Hỏi đáp 21- CÚNG VÀNG MÃ

Hỏi Đáp 22- ĐỘNG MỘ LÀ THẾ NÀO?

Hỏi Đáp 23- NGƯỜI ÂM HƯỞNG LỘC LỄ THẾ NÀO?

Hỏi Đáp 24- ĐẦU THAI KIẾP KHÁC

Hỏi đáp 25- CHẾT TRÙNG TANG LÀ THẾ NÀO?

Hỏi đáp 26- TRỜI ĐẤT LÀ GÌ?

Hỏi đáp 27- NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG ĐẶC BIỆT

Hỏi đáp 28- NGƯỜI TRẦN PHẠM TỘI BỊ PHẠT SAU KHI CHẾT

Hỏi đáp 29- GIẢI PHẠT THÌ LÀM THẾ NÀO?

Hỏi- đap 30- VÒNG LUÂN HỒI

Hỏi Đáp 31- ĐỊA NGỤC LÀ GÌ?

Hoi-Dap 32b- WHAT IS CANCER?

Hỏi Đáp 33- LUẬT NHÂN QUẢ

Hỏi Đáp 34- CÔNG TRÌNH THỜ CÚNG

Hỏi Đáp 35- BA ĐẠO LÀ GÌ?

Hỏi Đáp 36- ĂN CƠM CHAY

Hỏi Đáp 38- ÁO CÀ SA

Hỏi Đáp 42- HY SINH ĐỜI BỐ CỦNG CỐ ĐỜI CON

Hỏi Đáp 45- CHÒM SAO BẮC ĐẨU

Hỏi Đáp 46- NGƯỜI TRỜI VÀ NGƯỜI TRẦN ĐƯỢC QUẢN LÝ THẾ NÀO?

Hỏi Đáp 54- TRẬT TỰ VŨ TRỤ

Hỏi Đáp 56- Tuổi thọ người Trần và người Trời

Hỏi Đáp 57- Muốn thờ Phật thì phải làm gỉ?

Hỏi đáp 59- Muốn khai mở thì làm thế nào?

Hỏi Đáp 59- Vũ trụ có bao nhiêu Đức Phật?

Hỏi Đáp 61- Về ngôi mộ

 

 

Video

1. Tả đủ hữu cóc cầu tài bên cây hương http://youtu.be/sQGHbFjWEkc  

2. Tỳ hưu cầu tài đặt trước nhàhttp://youtu.be/7w5Th-KWeo4   

3. Hai ty hưu cầu tài chầu nhau http://youtu.be/_Ugo37VPI8A  

4. Quả cầu thu tài http://youtu.be/m4WLunyQqsM