Các Bài viết T

Tìm đọc các bài đã viết:

 

Bài 1- PHÙ TRANH TÂY TẠNG DÙNG CHO PHONG THỦY NHÀ

Bài 3: CẢNH BÁO BỆNH TỰ KỶ CỦA TRẺ EMxem tiếp...

Bài 4: SỬ DỤNG BÀN THỜ THẾ NÀO?xem tiếp...

Bài 5: SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ ?xem tiếp... 

Bài 6: PHÙ CẦU TÀIxem tiếp...

 

Bài 8- PHONG THỦY GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GÌ CHO NHÀ ? xem tiếp...

Bài 9- TU TÂM VÀ CHỮA BỆNHxem tiếp...

Bài 10- TẾT Kỷ Hợi 2019 xem ngày đầu năm 

Bài 11- XÂY MỘ THẾ NÀO CHO ĐÚNG ?xem tiếp...

Bài 12- VỀ ĐẤT PHẬTxem tiếp...

Bài 13- ĐẶT TÊN CHO CONxem tiếp...

Bài 14- BỐC BÁT HƯƠNGxem tiếp...

Bài 15- BẠN ĐÃ BIẾT BẠN LÀ AI CHƯA?xem tiếp...

Bài 16- CON NGƯỜI TA KHI CHẾT VỀ ĐÂU?xem tiếp...

Bài 17- HỌC KHÍ CÔNGxem tiếp...

Bài 18- LUẬT NHÂN QUẢxem tiếp...

Bài 19- LỄ CÚNG ÔNG CÔNG 23 tháng Chạp xem tiếp...

Bài 20- CÚNG ĐẦU NĂM MỚI

Bài 21- NGÀY XUÂN ĐI LỄ CHÙA

Bài 22- VÌ SAO BẠN BỊ PHẠT?

Bài 23- CÂY CÓ TÌNH CẢM KHÔNG?

Bài 25- CHẾT VÌ MIẾNG ĂN

Bài 26- CHÙA MYAMA

Bài 27- CẦU CON    

Bài 28- BỆNH VIRUT EBOLA CHÚ Ý GÌ?

Bài 29- LỄ CHÙA

Bài 30- ĐỊA LINH CỔNG TRỜI CAO BẰNG 

Bài 32- KIM MỘC THỦY HỎA THỔ LÀ GÌ?

Bài 33- CẢNH BÁO BỆNH U BƯỚU QUÁ NHIỀU

Bài 34- TRI ÂN

Bài 35- NGƯỜI TRỜI VÀ NGƯỜI TRẦN

Bài 36- PHÚ MỪNG XUÂN ẤT MÙI

Bài 37- HOA RỪNG ĐẦU XUÂN

Bài 38- CỐNG HIẾN

Bài 39- THỜ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Bài 40- Tỷ lệ tâm linh

Bài 43- Tác dụng của Thiền

Bài 44- BẠN CẦN BIẾT

Bài 45- CHỮA BỆNH BẰNG PHÁT NĂNG LƯỢNG LÀ THẾ NÀO?

Bài 46- AN TÁNG

Bài 47- CÔNG CỤ PHẦN LINH PHẠT NGƯỜI TRẦN CÓ TỘI

Bài 48- HIỂU ĐÚNG LỜI PHẬT DẠY

Bài 49- THẾ GIỚI SONG HÀNH

Bài 50- SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ?

Bài 51- HIỂU VỀ TAM QUY NGŨ GIỚI

Bài 53- TRỜI LÀ GÌ?

Bài 54- Nền văm minh nhân loại

Bài 52- NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI ÂM THẾ NÀO?

Bài 55- TU LUYỆN ĐỂ LÊN TẦNG CAO

Bài 57- CHƯA BỆNH UNG THƯ VÀ BỆNH TỰ KỶ THÌ LÀM THẾ NÀO?

Bài 58- Chỉ số rung động tâm hồn con người

Bài 60- PHONG THỦY THẾ ĐẤT VIỆT NAM

Bài 61- ỨNG XỬ VỚI CÁI CHẾT THẾ NÀO?

Bài 62- NHỮNG ĐIỀU SAU ĐÂY BẠN CẦN HIỂU ĐÚNG

Bài 65- NGƯỜI VIỆT NAM THỜ AI?

Bài 66- HỎI AI?

Bài 67-MỘT SỐ THÔNG TIN VŨ TRỤ

Bài 68- DỰ BÁO TIẾN BỘ LOÀI NGƯỜI

Bài 69- XÂY CHÙA CẦN CHÚ Ý GÌ?

Bài 70- KHAI MỞ LÀ GÌ?

Bài 71- ÂM DƯƠNG- cặp đôi song hành trong vũ trụ

Bài 72- ĐỘ SÂU VÔ HÌNH LÀ GÌ?

Bài 74- ĐẠO GIÁO VÀ ĐỨC TIN

Bài 76- Thờ Trời thế nào?

Bài 77- BẠN CÓ MUỐN GẶP ĐỨC PHẬT KHÔNG?

Bài 78- Bài tập sống khỏe

Bài 79- Quy tắc số 9 của Trời

Bài 80- Vì sao Tu luyện là bổn phận của mỗi người?

Bài 81- Giác ngộ là gì?

Bài 82- LỊCH ÂM DƯƠNG

Bài 83- Đặc điểm kỳ vĩ của con người Trần

Bài 84- Thờ Trời thế nào?

Bài 85- Mệnh của người Trần

Bài 89- Tà Đạo 1

Bài 90- Trời Thượng quyền

Bài 91- Tà đạo 2

Bài 93- Phật Tiểu thừa và Đại Thừa là thế nào?

Bài 94- Tranh MANDALA Trời

Bài 95- Ai nhìn thấy người âm?

Bài 96- Thờ Trời Thượng quyền

Bài 98- Lễ rằm tháng Giêng

Bài 100- Người hành tinh Zoh thăm Nhà thờ Trời Phật

Bài 101- Người hành tinh Thiaooba thăm Nhà thờ Trời Phật

Bài 102- Điều các nhà sư cần làm

Bài 103- Nghệ thuật leo núi

Bài 110a- Mật tông Phật giáo là gì?

Bài 110b- Tịnh độ tông và Thiền tông

Bái 110c- Đạo sĩ là gì

Bài 110d- Tà Mẫu là gì?

Bài 110e- Bề Trên

Bài 110f- 9 Luật Trời

Bài 110g- KHẢO VƯỢT

Bài 110i-Giá trị của tiền

Bài 110k- Bệnh sỹ người lớn

Bài 110l- Cái gì mang đi khi ta chết

Bài 110m- VÌ SAO?

Bài 110n- Bát hương cháy lành dữ?

Bài 110p- Mệnh và chuyển đổi Mệnh của người Trần

Bài 110q- Chim Yến đáng thương

 

Thống kê truy cập

16938968
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
5546
12380
32388

Bài 30- ĐỊA LINH CỔNG TRỜI CAO BẰNG

1- Đặc điểm đất Cổng Trời

    Cổng Trời là một eo núi có tên là Sốc Đơ, thuộc làng Giộc Đâu, gần thị xã Trà Lĩnh, huyện Trà lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Người đời đồn nhiều là nơi giao thoa giữa Trời và Đất, Âm Dương hòa quyện, nên rất linh thiêng, lễ ở đây cầu được ước thấy. Tác giả đã khảo sát thực tế tại Cổng Trời này. Dưới đây là một số thông tin thu được, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo:

Đất tụ Khí Trời

    Núi Cổng Trời có độ cao khoảng gần 1000m so với mặt nước biển. Cách đỉnh núi khoảng 100m có một vùng đất tương đối phẳng, rộng khoảng vài sào đất. Thế núi xung quanh tạo cho đất này như một vùng tụ Khí. Cảm nhận đầu tiên dễ thấy là một vùng có năng lượng tâm linh rất cao. Tác giả đã đo được năng lượng tâm linh ở đây đạt khoảng trên 3,6 tỷ qc. (qc là năng lượng tâm linh của quẻ Càn. Sở dĩ phải lấy năng lượng qc làm đơn vị đo vì loài người hiện chưa có thiết bị đo năng lượng tâm linh). Năng lượng ở đây là năng lượng Khí Trời. Gần như đây là cái rốn để Khí Trời tụ về. Nói cách khác, đây là nơi tụ năng lượng của Thiên linh vũ trụ. Ở đây không có năng lượng địa nhiệt, nên không thể gọi đây là vùng đất  “Âm Dương hòa quyện” như nhiều lời đồn. Để thấy sức mạnh của con số 3,6 tỷ qc, bạn đọc hãy hình dung một con Tỳ hưu cầu tài bán ở các cửa hàng Phong thủy, có chiều dài thân trên dưới 50cm, nếu được linh hóa rất chuẩn mực thì cũng chỉ đạt năng lượng tâm linh trên dưới 500qc thôi. Thế mà cũng đã trợ giúp tài vận cho ta tốt lắm đấy!

    Khi đã có Khí Trời tụ về thì nhất định phải có Khí ngũ sắc (5 màu), là linh quang của vũ trụ, tạo thành những Cột Khí thiêng. Cột Khí thiêng là cột Khí hòa quyện 5 Khí màu: xanh đỏ trắng vàng đen. Người xưa gọi các Cột Khí thiêng là những Huyệt khí của Trời. Nó rất linh. Khảo sát trên khu đất phẳng tác giả thấy có 3 Cột Khí thiêng bốc khá lên khá mạnh (Hình 1): Một cột bốc cao trên 15m, nằm ở chỗ cắm các lư hương trên cao hiện nay (không rõ ai đã đặt cả tượng ĐP Quan Âm ở đây?); một cột cao trên 9m ở chỗ cắm các lư hương dưới thấp hơn; và 1 cột cao trên 15m nằm giữa khe 2 mỏm núi, (mà nhiều người coi đấy là Hướng cổng Trời). Rõ ràng, một vùng đất nhỏ như vậy mà có tới 3 Cột Khí thiêng rất mạnh thì phải là một vùng đất rất linh rồi còn gỉ! Nếu khảo sát kỹ, chắc chắn còn có thêm những Cột Khí thiêng khác nữa.

   

     Hình 1                                                      Hình 2

 

2- Có thờ cúng ở đây không?

    Trên núi Cổng Trời luôn có năng lượng vũ trụ tụ về nên là vùng địa linh. Đã là địa linh thì đều thờ cúng được. Thực tế thì người đời đã lên đây thờ cúng nhiều rồi. Tuy nhiên, việc thờ cúng đang diễn ra chưa đúng, cứ thờ là thờ mà chưa rõ là thờ ai.

Thờ ai trên núi Cổng Trời? 

    Thờ Trời. Chỉ có thờ Nhà Trời thôi! Tức là thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và các Tiên Thần Nhà Trời. Ngoài ra, vì là vùng núi thì phải có Thần núi (Sơn thần), Thần đất (Thổ thần) và thần nước (Thủy thần), nên sau khi khấn Nhà Trời thì cũng phải nhắc tới 3 vị này. Chỉ thế thôi! Ở đây không phải là chỗ thờ Phật. Cho nên ai đó đã đưa tượng Phật Quán Thế Âm dựng nơi đây là không đúng chỗ, cần phải được di dời đi nơi khác. Tại đây cũng không phải là chỗ thờ Ông Hoàng, Bà Mẫu, Cô Cậu. Người đi lễ ở đây cần phải nhận thức sâu sắc điều này thì việc thờ cúng mới linh nghiệm.

Cúng lễ thế nào?

- Có đồ lễ cũng được, không có cũng được, nhưng tâm ta phải thành. Thành tâm cầu khấn thì ắt sẽ linh ứng, không phụ thuộc đồ lễ nhiều ít sang hèn. Cúng Trời thì cúng đồ chay. Cúng Sơn thần, Thổ thần, Thủy thần thì có thể cúng chay hoặc cúng mặn đều được. Mọi đồ lễ không trọng nhiều ít mà trọng tươi thơm: Hương phải thơm, hoa, trái cây, kẹo bánh, phẩm oản đều phải tươi thơm. Không được cúng hoa quả đã héo, hoặc bị ngâm tẩm hóa chất. Nếu đồ lễ không đủ tin tưởng thì đặt tiền thay đồ lễ cũng được. (Cúng xong phải tự tay bỏ tiền vào hòm công đức).

- Lễ ở chỗ nào trên núi? Đồ lễ Trời chỉ đặt tại các bàn bên cạnh 2 Cột Khí thiêng trong Hình 1. Có thể đặt đồ lễ rộng ra xung quanh khu vực Cột Khí thiêng. Không tự ý đặt các ban thờ ở chỗ khác. Đặt lễ xong, bạn ngồi chỗ nào lễ cũng được, không nhất thiết cứ phải ngồi gần đồ lễ.

    Đồ lễ thờ 3 vị Thần thì đặt tại cửa hang gặp trên đường đi lên (Hình 2).Trước cửa hang có 1 Cột Khí thiêng cao trên 9m, là nơi thờ Sơn thần, Thổ thần, Thủy thần. Đây được coi như là một Miếu trình trước khi nên núi thờ Trời. Bạn phải đặt lễ tại đây, rồi xin phép các Tôn Quan cho được lên núi cúng Trời. Khi đó việc thờ cúng Trời trên núi sẽ rất linh ứng.

- Lời khấn thế nào? Lời khấn là tùy tâm, nhưng lòng phải thành. Khi khấn, đầu tiên bạn có lời cầu Đức Phật, nam mô Phật! (không nam mô ADIDA Phật). Dù không thờ Phật ở đây, nhưng trong tâm bạn luôn có Phật, nên phải nhắc đến Phật, nhưng không mời Phật về, vì Phật sẽ không về đâu. Tiếp đến là cầu Ngọc Hoàng Thượng Đế và các Tiên Thần Nhà Trời, rồi đến 3 vị Thần tại núi. Bạn mời các vị hiển linh, rồi hãy cầu. Trước hết bạn hãy cầu cho Quốc thái dân an, đất nước hưng vượng thái bình. Sau đó bạn cầu Ngọc Hoàng Thượng Đế và Các Tiên Thần trợ giúp mình, gia đình mình, cơ quan mình, địa phương mình điều gì đó mà bạn mong đợi. Chú ý chỉ cầu trợ giúp, không cầu xin cho. Nghĩa là chỉ cầu trợ giúp cho những cố gắng của ta để thành đạt được như mong muốn. Thí dụ xin chỉ cho đường đi nước bước để kinh doanh tài vận phát triền, không cầu cho nhận được nhiều tiền). Mọi việc thờ cúng tại đây, bạn tự làm là tốt nhất, không nên mời thầy làm giúp. Ở đây không phải là chỗ ngồi chuông mõ cả tiếng đồng hồ!

Chụp ảnh thế nào?

    Có thể chụp ảnh tùy thích nếu không phải là khu vực có quy định cấm chụp ảnh. Muốn chụp ảnh miếu thở thì phải có lời xin phép Nhà Trời và các Thần núi rồi hãy chụp.

 

3- Thu năng lượng nâng cao sức khỏe.

    Đây là khâu rất quan trọng và có ý nghĩa khi lên núi Cổng Trời. Nó cũng tiêu tốn nhiều thời gian nhất trên núi. Vì đây là cái rốn năng lượng vũ trụ tụ về, nên bạn cần giành khoảng 45 phút đến 1 giờ, thậm chí lâu hơn sau khi lễ để ngồi tịnh thu năng lượng vũ trụ vào cơ thể. Bạn hãy ngồi tịnh, bình yên, tâm luôn nghĩ “thu năng lượng vào cơ thể”. Bạn sẽ cảm nhận dòng năng lượng đang thấm sâu vào cơ thể. Tiếp đó bạn thầm cầu được chữa bệnh đang mắc. Bạn hãy tập trung nghĩ vào vùng bệnh, tưởng tượng bệnh đang được chữa (thí dụ bạn đang bị bệnh đau dạ dày…). Bạn ngồi tịnh như vậy cả tiếng đồng hồ, sẽ thấy người tình táo khỏe mạnh hơn. Cuối cùng bạn lễ tạ cảm ơn. Mọi người khi lên núi thấy mỏi mệt, ngồi tịnh, khi xuống núi thấy không còn biết mỏi. Còn có khỏi được bệnh hay không thì tác giả chưa khảng định. Ngồi tịnh ở chỗ nào cũng được, đều có năng lượng như nhau. Chọn chỗ yên tĩnh thì tốt. Không nhất thiết cứ phải ngồi gần chỗ đặt đồ lễ.

 

4- Lên núi vào lúc nào?

    Muốn lên núi lễ Trời lúc nào cũng được. Năng lượng vũ trụ đổ về 24/24h là như nhau, không phải như lời đồn phải vào lúc nửa đêm, giao hòa Đất Trời thì năng lượng mới cao. Đương nhiên, vì ta cúng ngoài Trời, thì cúng về đêm vẫn hơn. Mặt khác, ban đêm khí Trời mát mẻ thanh cao thì ngồi thiền cũng thoải mái hơn. Nhưng không phải cứ nhất thiết phải vào nửa đêm.

 

5- Tổ chức quản lý thế nào?

    Cổng Trời sẽ trờ thành một điểm du lịch tâm linh phát triển trong tương lai gần, cùng với các điểm du lịch khác của Cao Bằng như hang Cốc Bó, thác Bản Giốc, hang động Ngườm Ngao… Vì vậy UBND huyện Trà Lĩnh và tỉnh Cao Bằng nên có quy hoạch khu Cổng Trời và tổ chức quản lý, có hướng dẫn khách thập phương đến lễ Trời ở khu vực này. Xin kiến nghị mấy điểm sau đây:

- Cần có quy hoạch chủ động toàn khu. Trong quy hoạch mọi cái phải đơn giản, đủ lịch sự, tránh nhất phô trương lòe loẹt, sẽ mất hết tính linh của khu đất. (Đừng để Nhà Trời thấy chán quá mà rút hết năng lượng đi thì hỏng hết!). Cái nền không được phá hỏng của quy hoạch ở đây là núi đất đá và cây xanh. Vì vậy, phải giữ gìn cảnh quan thiên nhiên của núi. Rất tránh chặt cây phát quang.

   - Đường lên núi cần có biển chỉ dẫn, nhưng không xây thành các bậc thang lên xuống như nhiều nơi khác. Cũng không nên làm cáp treo. Có đèn chiếu sáng lối đi, nhưng cũng phải đơn giản, không đồ sộ hoành tránh như đèn cao áp trên đường phố. Lên Cổng Trời khác với đi thăm các điểm du lịch trên cao khác. Người lên phải một tâm chịu khổ để “lên Trời”. Đường đi phải gập gềnh, gian nan, vượt đá tai mèo mà đi lên. Lên đến nơi, dù mệt mỏi, sẽ được Nhà Trời bù đắp sức khỏe. Phải vượt lên như thế mới hy vọng chữa được bệnh. Đây là điểm rất quan trọng mà địa phương cần chú ý. Nó khác các điểm du lịch khác. Nó cũng hay hơn các điểm khác ở chỗ này.

-     - Xây ngay 3 miếu: 2 tại 2 Cột Khí thiêng trong Hình 1, và 1 tại cửa hang thờ các Thần núi. Miếu nên làm bằng đá lắp ghép đơn giản, không có mái che. (Tuyệt đối không được làm mái che. Nếu làm mái thì thờ mất thiêng vì đây là thờ Trời, phải cúng ngoài Trời có sương gió!). Cũng có thể xây gạch trát vữa, nhưng không tô màu sặc sỡ, màu phải ẩn trong màu đá núi.

-     - Dẹp bỏ tất cả mọi bàn, am, miếu thờ mà dân đang đặt rải rác trên núi, chỉ để bát hương thờ tại các miếu thờ đã xây. Có thể đặt thêm các bàn thấp trước các miếu để đặt đồ lễ. Ai đến lễ cũng phải đặt lễ tại 3 điểm này, không được tùy tiện đặt lễ ở những chỗ khác. Người dân không được đặt các am, miếu thờ riêng cho nhà mình.

- Di dời tượng Đức Phật Quan Thế Âm hiện có đi nơi khác. Thờ Phật ở đây là không đúng chỗ. Đức Phật hiện không thấy nhập tượng. Tượng hoàn toàn không linh. Đặt tượng Phật thế này làm cho rất nhiều người nhầm tưởng là nơi thờ Phật, thành ra quên mất thờ Trời.

-     - Đặt các hòm công đức đúng chỗ: Mỗi ban thờ chỉ đặt 1 hòm. Có quản lý theo dõi đầy đủ.

-    - Xây khu vệ sinh cho khách hành hương, và tổ chức, quản lý chu đáo. Chấm dứt ngay việc đi vệ sinh tùy tiện như hiện nay.

-     - Đặt các thùng đựng rác đúng chỗ và có theo dõi quản lý. Nghiêm cấm vứt rác bừa bãi như hiện nay.

-     - Dựng 1-2 lán nhỏ có cột mái che cho khách hành hương phòng khi trời đổ mưa. Không làm thành ngôi nhà sẽ phá hỏng cảnh quan. Trên này không phải chỗ để làm nhà. Không làm phòng thường trực, nhà ngủ trên núi. Ai trực xong, hết giờ cũng phải về nhà mình ngủ. Tuyệt đối không được dựng các lều, ki ốt bán hàng, kinh doanh trên núi. Không có quán cà phê giái khát trên núi. Mọi việc kinh doanh đều phải làm dưới núi. Trên núi phải giữ được tĩnh lặng, không đàn nhạc ồn ào. Nhà Trời không thích của này.

 

6- Kết luận

    Cổng Trời Cao Bằng là đất linh, nơi năng lượng vũ trụ tụ về. Tính linh này là có thật, khách quan, không phải là mê tín dị đoan. Có thể tổ chức thành điểm du lịch tâm linh, sẽ rất tốt. Khách đến đây có thể làm lễ thờ Trời, thu năng lượng nâng cao sức khỏe và tự chữa bệnh. Việc cúng lễ cần có hướng dẫn để tránh biến tướng thành dị đoan, lợi dụng để trục lợi.

GS Đích

_____________________________________________________________________

 

                              TRẢ LỜI NHANH MỘT SỐ CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỌC

 

1- Hỏi: Khi nào thì thôi không dùng bát hương thờ riêng người mới chết?

   Trả lời: Dân ta thường có một bàn thờ với 1 bát hương để thờ riêng người thân vừa mới mất. Việc thắp hương hàng ngày hay cúng tuần là theo tục của từng địa phương. Sau lễ 49 ngày thì chuyển bát hương lên bàn thờ Gia tiên và vẫn thờ riêng. Còn bàn thơ riêng thì bỏ đi. Từ nay không phải thắp hương thờ riêng hàng ngày nữa, mà chỉ thắp hương khi có lễ Gia tiên. Sau giỗ thứ 3 (tính ngày chết là giỗ thứ 1) thi nhắc 3 chân hương của bát hương thờ riêng cắm vào bát hương Gia tiên, người chết bây giờ đã thành tiên tổ. Bát hương thờ riêng nay bỏ đi. 

2- Hỏi: Muốn thay 1 bát hương hay thay 1 bàn thờ thì làm thế nào?

   Trả lời: Khi muốn thay bát hương thì thắp hương trên bát hương cũ kính cáo người được thờ, xin phép thay bát hương khác. Sau khi hết tuần hương, nếu là bát hương bốc lại thì đưa bát hương lên chùa nhờ bốc lại rồi rước về đặt lên bàn thờ. Nếu chỉ đơn giản thay bát hương chứ không bốc lại thì tự tay gia chủ chuyển hết tro và Dị hiệu từ bát hương cũ sang bát hương mới là xong. Thắp hương kính cáo đã thay bát hương xong, từ nay xin được thờ tại bát hương này.

    Khi thay bàn thờ thì cũng thắp hương kính cáo xin thay lại bàn thờ. Xong tuần hương thì chuyển tất cả đồ thờ trên bàn thờ cũ sang bàn thờ mới là xong. Thắp hương kính cáo từ nay xin được thờ trên bàn thờ này.

   Bát hương cũ nay muốn dùng vào việc gì cũng được (trồng cây cảnh, đựng đồ khô hành tỏi đỗ lạc…). Không nên ném xuống sông hồ ao. Còn bàn thờ cũ cũng vậy, dùng vào việc khác đều được, kể cả chẻ ra làm củi đun. Việc thay bát hương và bàn thờ không cần phải chọn ngày. Nhưng chuyển bàn thờ đến nơi ở khác thì phải chọn ngày.

 

3- Hỏi: Đặt tiểu sành dưới mộ trông theo hướng thế nào?

    Trả lời: Tiểu sành đặt trông theo hướng hợp tuổi người chết. Nếu không biết tuổi người chết thì đặt trông về chùa, đền miếu nơi gần nhất. Hướng tiểu sành là hướng đầu trông xuống chân (người sống đứng ở chân người chết để vái). Trên tiểu sành đã có đánh dấu đầu chân rồi. Nếu là bình tro thì đặt chữ ghi trên bình tro trông theo hướng đã định. Hướng bia phải theo quy hoạch nghĩa trang, còn hướng tiểu sành bên dưới thì đặt xoay trông theo ý mình.

GS Đích