Các Bài viết T
Tìm đọc các bài đã viết:
Bài 1- PHÙ TRANH TÂY TẠNG DÙNG CHO PHONG THỦY NHÀ
Bài 3: CẢNH BÁO BỆNH TỰ KỶ CỦA TRẺ EMxem tiếp...
Bài 4: SỬ DỤNG BÀN THỜ THẾ NÀO?xem tiếp...
Bài 5: SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ ?xem tiếp...
Bài 6: PHÙ CẦU TÀIxem tiếp...
Bài 8- PHONG THỦY GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GÌ CHO NHÀ ? xem tiếp...
Bài 9- TU TÂM VÀ CHỮA BỆNHxem tiếp...
Bài 10- TẾT Kỷ Hợi 2019 xem ngày đầu năm
Bài 11- XÂY MỘ THẾ NÀO CHO ĐÚNG ?xem tiếp...
Bài 12- VỀ ĐẤT PHẬTxem tiếp...
Bài 13- ĐẶT TÊN CHO CONxem tiếp...
Bài 14- BỐC BÁT HƯƠNGxem tiếp...
Bài 15- BẠN ĐÃ BIẾT BẠN LÀ AI CHƯA?xem tiếp...
Bài 16- CON NGƯỜI TA KHI CHẾT VỀ ĐÂU?xem tiếp...
Bài 17- HỌC KHÍ CÔNGxem tiếp...
Bài 18- LUẬT NHÂN QUẢxem tiếp...
Bài 19- LỄ CÚNG ÔNG CÔNG 23 tháng Chạp xem tiếp...
Bài 23- CÂY CÓ TÌNH CẢM KHÔNG?
Bài 28- BỆNH VIRUT EBOLA CHÚ Ý GÌ?
Bài 30- ĐỊA LINH CỔNG TRỜI CAO BẰNG
Bài 32- KIM MỘC THỦY HỎA THỔ LÀ GÌ?
Bài 33- CẢNH BÁO BỆNH U BƯỚU QUÁ NHIỀU
Bài 35- NGƯỜI TRỜI VÀ NGƯỜI TRẦN
Bài 45- CHỮA BỆNH BẰNG PHÁT NĂNG LƯỢNG LÀ THẾ NÀO?
Bài 47- CÔNG CỤ PHẦN LINH PHẠT NGƯỜI TRẦN CÓ TỘI
Bài 48- HIỂU ĐÚNG LỜI PHẬT DẠY
Bài 50- SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ?
Bài 51- HIỂU VỀ TAM QUY NGŨ GIỚI
Bài 54- Nền văm minh nhân loại
Bài 52- NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI ÂM THẾ NÀO?
Bài 55- TU LUYỆN ĐỂ LÊN TẦNG CAO
Bài 57- CHƯA BỆNH UNG THƯ VÀ BỆNH TỰ KỶ THÌ LÀM THẾ NÀO?
Bài 58- Chỉ số rung động tâm hồn con người
Bài 60- PHONG THỦY THẾ ĐẤT VIỆT NAM
Bài 61- ỨNG XỬ VỚI CÁI CHẾT THẾ NÀO?
Bài 62- NHỮNG ĐIỀU SAU ĐÂY BẠN CẦN HIỂU ĐÚNG
Bài 65- NGƯỜI VIỆT NAM THỜ AI?
Bài 67-MỘT SỐ THÔNG TIN VŨ TRỤ
Bài 68- DỰ BÁO TIẾN BỘ LOÀI NGƯỜI
Bài 69- XÂY CHÙA CẦN CHÚ Ý GÌ?
Bài 71- ÂM DƯƠNG- cặp đôi song hành trong vũ trụ
Bài 77- BẠN CÓ MUỐN GẶP ĐỨC PHẬT KHÔNG?
Bài 80- Vì sao Tu luyện là bổn phận của mỗi người?
Bài 83- Đặc điểm kỳ vĩ của con người Trần
Bài 93- Phật Tiểu thừa và Đại Thừa là thế nào?
Bài 95- Ai nhìn thấy người âm?
Bài 100- Người hành tinh Zoh thăm Nhà thờ Trời Phật
Bài 101- Người hành tinh Thiaooba thăm Nhà thờ Trời Phật
Bài 102- Điều các nhà sư cần làm
Bài 110a- Mật tông Phật giáo là gì?
Bài 110b- Tịnh độ tông và Thiền tông
Bài 110l- Cái gì mang đi khi ta chết
Bài 110n- Bát hương cháy lành dữ?
Bài 110p- Mệnh và chuyển đổi Mệnh của người Trần
Bài 110q- Chim Yến đáng thương
Thống kê truy cập
Bài 21- NGÀY XUÂN ĐI LỄ CHÙA
NGÀY XUÂN ĐI LỄ CHÙA
Trong những ngày Tết đầu năm, các bạn nên bố trí thời gian đi lễ chùa. Đến chùa, ta lễ Trời và lễ Phật vì trong chùa có thờ Phật, Ngọc Hoàng Thượng Đế và các Tiên thần. Đầu năm các bạn nên chọn những ngày xấu không thể khai trương hoặc làm việc gì lớn đê giành cho đi lễ chùa. Vì lễ chùa bao giờ cũng nhận được phước lành, không kể ngày đó tốt xấu ra sao. Bạn cần nhớ: lên chùa để lễ Trời Phật, chứ không phải chỉ lễ Phật.
Vào dịp Tết, các bạn nên giành thời gian đi lễ chùa vào các ngày đầu năm từ mồng 1 tới mồng 5. Các ngày sau nên giành cho khai trương, xuất hành và làm những công việc lớn. (Xem thêmBài 10- TẾT ĐINH DẬU 2017 XÔNG NHÀ KHAI TRƯƠNG XUẤT HÀNH ).
Khi đi lễ chùa, bạn cần chú ý những vấn đề sau đây:
1- Hành trang cần thiết để đi lễ chùa là lòng thành kính và đức tin vào Trời Phật, vì mỗi thành công của ta trong năm đều có sự trợ giúp của Trời Đất, Đức Phật. Đi lễ chùa đầu năm để ta tri ân sự trợ giúp đó. Khi lễ chùa, tâm bạn phải tịnh, lòng phải thành. Tính linh của thờ cúng là ở tâm thành, không ở đồ lễ nhiều hay ít.
2- Đồ lễ:
Chỉ có lễ chay gồm hương hoa trái cây kẹo bánh ngọt, phẩm oản, tiền thật. Không nên cúng vàng mã trong chùa. Đồ lễ không cần nhiều nhưng phải tươi thơm, không được ôi thiu, không bị tẩm hóa chất độc hại. Bạn nên sắm cả lễ cho ban Đức Ông. Nếu bạn không kịp mua đồ lễ thì có thể cúng tiền thay thế. Tiền thật bạn để trên Phật điện và các Ban, cúng xong bỏ vào hòm công đức, không nên gài tiền lẻ vào tay Phật hoặc các Tiên Thần. (Làm thế là vô lễ đấy. Và sẽ bị quở trách!). Bạn không nhất thiết cứ phải có tiền lẻ để đi chùa. Tiền nào cũng được, miễn là tiền sạch, không phải là đồng tiền gian dối mà có. Bạn có thể đặt lên Phật điện rất nhiều tiền, càng nhiều càng tốt. Cúng xong bạn muốn bỏ vào hòm công đức bao nhiêu là tùy tâm, số còn lại coi như Lộc của Trời Phật ban cho bạn. Tiêu tiền sau lễ sẽ được nhiều may mắn đấy. Ngược lại, nếu bạn là người rất nghèo, không thể có nhiều tiền, bạn có thể đặt lên Phật điện chỉ vài đồng lẻ, với một tấm lòng thành kính, Trời Phật cũng vẫn phù hộ cho bạn đầy đủ.
Khi lễ các Ban, không cần đặt tiền lẻ. Tuyệt đối không được cài tiền lẻ vào tay Phật Thánh, vì làm như vậy là coi Phật Thánh cũng tham tiền như mình.
3- Thứ tự lễ trong chùa:
Khi vào chùa, bạn vào cửa bên trái, ra cửa bên phải- theo hướng nhìn từ chủa nhìn ra (tả vô hữu thoát).
Bạn đi thẳng vào Ban thờ Đức Ông, thường ở bên trái. Đức Ông là vị Thần cai quản công việc của chùa. Vị này rất linh thiêng. Bạn làm gì trong chùa vị này đều biết. Tâm bạn có thành hay không vị này cũng biết. Bạn bỏ bao nhiêu tiền vào hòm công đức, không cần kính báo, vị cũng biết. Bạn vào đặt lễ ban Đức Ông trước. Kính cáo Đức Ông, xin vào đặt lễ Phật điện để kính bái Trời Phật. Muốn cầu gì hỏi gì thì bạn cứ hỏi Đức Ông khác rõ. Trên ban Đúc Ông thường có một đĩa nhỏ với 2 đồng xu, bạn có thể hỏi bằng cách gieo quẻ xin Âm Dương: Một ngửa một xấp là được, 2 xấp là không được, 2 ngửa là chưa được trả lời do bạn hỏi không rõ, bạn cần cầu lại. 3 lần đều 2 ngửa thì thôi đừng cầu lại nữa.
Lễ Đức Ông xong, bạn xin phép Đức Ông cho ra đặt lễ ở Phật điện (Tam bảo), bấy giờ mới được đặt lễ để kính bái Trời Phật. Nhiều người vì không biết nên qua mặt Đức Ông, vào thẳng Phật điện đặt lễ, như vậy là thất lễ với Đức Ông.
Lễ Phật xong mới đi lễ ban Đức Thánh Hiền (bên phải) và các ban khác, rồi đến nhà Mẫu, ban Thần linh chúa đất, ban Cô Cậu nếu có v.v…
4- Lên chùa cần chú ý
+ Thắp hương thành kính lễ Phật, “Hữu cầu tất ứng”, không cần tấu sớ cầu kỳ. Thắp 3 nén hương là tốt, với ý nghĩa là dâng Tam Bảo 3 nén hương thơm, một tâm lòng thành kính. Nhiều chùa đã có hương đốt sẵn thì bạn không cần đốt hương.
+ Khi lễ Phật thì tâm phải bỏ điều ác, không tư lợi, cầu cho Tam Bảo hằng còn, thiên hạ bình an. Cầu chỉ giáo đường đi nước bước để phấn đầu, không cầu xin cho. Thí dụ: cầu cho gặp thầy gặp thuốc để chữa được khỏi bệnh. Không cầu cho con khỏi bệnh.
+ Mặc giản dị sạch sẽ, đi lại nhẹ nhàng, không ngắm tượng Phật như một tác phẩm nghệ thuật rồi bình phẩm, không nhai trầu nhai kẹo, hút thuốc.
+ Dùng Phật danh “Mô Phật” để chào hỏi vị chủ trì và tăng ni.
GS Đích.