Các Bài viết T

Tìm đọc các bài đã viết:

 

Bài 1- PHÙ TRANH TÂY TẠNG DÙNG CHO PHONG THỦY NHÀ

Bài 3: CẢNH BÁO BỆNH TỰ KỶ CỦA TRẺ EMxem tiếp...

Bài 4: SỬ DỤNG BÀN THỜ THẾ NÀO?xem tiếp...

Bài 5: SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ ?xem tiếp... 

Bài 6: PHÙ CẦU TÀIxem tiếp...

 

Bài 8- PHONG THỦY GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GÌ CHO NHÀ ? xem tiếp...

Bài 9- TU TÂM VÀ CHỮA BỆNHxem tiếp...

Bài 10- TẾT Kỷ Hợi 2019 xem ngày đầu năm 

Bài 11- XÂY MỘ THẾ NÀO CHO ĐÚNG ?xem tiếp...

Bài 12- VỀ ĐẤT PHẬTxem tiếp...

Bài 13- ĐẶT TÊN CHO CONxem tiếp...

Bài 14- BỐC BÁT HƯƠNGxem tiếp...

Bài 15- BẠN ĐÃ BIẾT BẠN LÀ AI CHƯA?xem tiếp...

Bài 16- CON NGƯỜI TA KHI CHẾT VỀ ĐÂU?xem tiếp...

Bài 17- HỌC KHÍ CÔNGxem tiếp...

Bài 18- LUẬT NHÂN QUẢxem tiếp...

Bài 19- LỄ CÚNG ÔNG CÔNG 23 tháng Chạp xem tiếp...

Bài 20- CÚNG ĐẦU NĂM MỚI

Bài 21- NGÀY XUÂN ĐI LỄ CHÙA

Bài 22- VÌ SAO BẠN BỊ PHẠT?

Bài 23- CÂY CÓ TÌNH CẢM KHÔNG?

Bài 25- CHẾT VÌ MIẾNG ĂN

Bài 26- CHÙA MYAMA

Bài 27- CẦU CON    

Bài 28- BỆNH VIRUT EBOLA CHÚ Ý GÌ?

Bài 29- LỄ CHÙA

Bài 30- ĐỊA LINH CỔNG TRỜI CAO BẰNG 

Bài 32- KIM MỘC THỦY HỎA THỔ LÀ GÌ?

Bài 33- CẢNH BÁO BỆNH U BƯỚU QUÁ NHIỀU

Bài 34- TRI ÂN

Bài 35- NGƯỜI TRỜI VÀ NGƯỜI TRẦN

Bài 36- PHÚ MỪNG XUÂN ẤT MÙI

Bài 37- HOA RỪNG ĐẦU XUÂN

Bài 38- CỐNG HIẾN

Bài 39- THỜ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Bài 40- Tỷ lệ tâm linh

Bài 43- Tác dụng của Thiền

Bài 44- BẠN CẦN BIẾT

Bài 45- CHỮA BỆNH BẰNG PHÁT NĂNG LƯỢNG LÀ THẾ NÀO?

Bài 46- AN TÁNG

Bài 47- CÔNG CỤ PHẦN LINH PHẠT NGƯỜI TRẦN CÓ TỘI

Bài 48- HIỂU ĐÚNG LỜI PHẬT DẠY

Bài 49- THẾ GIỚI SONG HÀNH

Bài 50- SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ?

Bài 51- HIỂU VỀ TAM QUY NGŨ GIỚI

Bài 53- TRỜI LÀ GÌ?

Bài 54- Nền văm minh nhân loại

Bài 52- NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI ÂM THẾ NÀO?

Bài 55- TU LUYỆN ĐỂ LÊN TẦNG CAO

Bài 57- CHƯA BỆNH UNG THƯ VÀ BỆNH TỰ KỶ THÌ LÀM THẾ NÀO?

Bài 58- Chỉ số rung động tâm hồn con người

Bài 60- PHONG THỦY THẾ ĐẤT VIỆT NAM

Bài 61- ỨNG XỬ VỚI CÁI CHẾT THẾ NÀO?

Bài 62- NHỮNG ĐIỀU SAU ĐÂY BẠN CẦN HIỂU ĐÚNG

Bài 65- NGƯỜI VIỆT NAM THỜ AI?

Bài 66- HỎI AI?

Bài 67-MỘT SỐ THÔNG TIN VŨ TRỤ

Bài 68- DỰ BÁO TIẾN BỘ LOÀI NGƯỜI

Bài 69- XÂY CHÙA CẦN CHÚ Ý GÌ?

Bài 70- KHAI MỞ LÀ GÌ?

Bài 71- ÂM DƯƠNG- cặp đôi song hành trong vũ trụ

Bài 72- ĐỘ SÂU VÔ HÌNH LÀ GÌ?

Bài 74- ĐẠO GIÁO VÀ ĐỨC TIN

Bài 76- Thờ Trời thế nào?

Bài 77- BẠN CÓ MUỐN GẶP ĐỨC PHẬT KHÔNG?

Bài 78- Bài tập sống khỏe

Bài 79- Quy tắc số 9 của Trời

Bài 80- Vì sao Tu luyện là bổn phận của mỗi người?

Bài 81- Giác ngộ là gì?

Bài 82- LỊCH ÂM DƯƠNG

Bài 83- Đặc điểm kỳ vĩ của con người Trần

Bài 84- Thờ Trời thế nào?

Bài 85- Mệnh của người Trần

Bài 89- Tà Đạo 1

Bài 90- Trời Thượng quyền

Bài 91- Tà đạo 2

Bài 93- Phật Tiểu thừa và Đại Thừa là thế nào?

Bài 94- Tranh MANDALA Trời

Bài 95- Ai nhìn thấy người âm?

Bài 96- Thờ Trời Thượng quyền

Bài 98- Lễ rằm tháng Giêng

Bài 100- Người hành tinh Zoh thăm Nhà thờ Trời Phật

Bài 101- Người hành tinh Thiaooba thăm Nhà thờ Trời Phật

Bài 102- Điều các nhà sư cần làm

Bài 103- Nghệ thuật leo núi

Bài 110a- Mật tông Phật giáo là gì?

Bài 110b- Tịnh độ tông và Thiền tông

Bái 110c- Đạo sĩ là gì

Bài 110d- Tà Mẫu là gì?

Bài 110e- Bề Trên

Bài 110f- 9 Luật Trời

Bài 110g- KHẢO VƯỢT

Bài 110i-Giá trị của tiền

Bài 110k- Bệnh sỹ người lớn

Bài 110l- Cái gì mang đi khi ta chết

Bài 110m- VÌ SAO?

Bài 110n- Bát hương cháy lành dữ?

Bài 110p- Mệnh và chuyển đổi Mệnh của người Trần

Bài 110q- Chim Yến đáng thương

 

Thống kê truy cập

17409664
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
3945
11083
25303

Bài 11- XÂY MỘ THẾ NÀO CHO ĐÚNG

 1- Đặt vấn đề

   Bạn đọc hãy quan sát Hình 1. Bạn có thấy một nghĩa trang của làng quê giống như một thành phố thu nhỏ không? Hiện nay có tình trạng dân ta ở nhiều địa phương xây mộ cho người chết như xây nhà ở cho người sống, dẫn đến vừa tốn đất, vừa tốn tiền, mà không đáp ứng được cái mà người chết cần ở người sống. Vì vậy tác giả viết bài này, nhằm hướng dẫn bạn đọc tìm hiểu thêm về cách xây mộ cho người chết sao cho hợp lý và có hiệu quả.

Hình 1- Nghĩa trang hay Thành phố thu nhỏ đây?

2- Sống và chết của con người

   Ngày nay loài người gần như đã thừa nhận con người ta tồn tại 3 thể: Thể Xác (Body) là thân xác của ta, thể Vía (Soul) là Phần hồn của ta và thể Trí (Spirit) là tâm trí của ta. Muốn rèn luyện toàn diện, con người cần rèn luyện cả 3 Thể này. Khi ta chết, thể Xác phân huỷ trở về đất và Khí. Còn thể Vía và thể Trí, còn gọi là Linh hồn ta, thì tồn tại dưới dạng sóng vi tế trong một không gian khác, ta gọi là cõi âm. Đây chính là một người Trời trong ta suốt cả vuộc đời, nay bỏ thân xác ta mà về cõi Trời.

   Vì sóng vi tế rất thanh nhẹ nên nó bị các sóng tia Hồng ngoại và tia Nhìn thấy trong phổ bức xạ mặt trời áp đảo. Do đó ở những nơi thờ cúng, ta không nên để có quá nhiều ánh sáng mặt trời, người âm sẽ khó ngự. Nói cách khác, ở những nơi này cần có bầu không khí mát, hơi tối một chút, không được nóng quá và sáng quá. Ở mộ cũng vậy, phải mát. Muốn mát thì trên mộ phải có cỏ xanh. Cỏ xanh trên mộ là để cho không khí nghĩa trang được mát, không bị cương nóng, làm cho người âm sợ mỗi khi ta cũng mới họ về. Nhiều người quan niệm trồng cây to cao thì rễ ăn vào mộ làm cho "động mộ". Quan niệm này không đúng thực, vì không có chuyện động mộ như ta quan niệm. Động ở đây là sợ rễ cây to ăn lan rộng sẽ phá nứt hỏng mộ (Giống như hè phố bị gãy nứt do rễ hàng cây bóng mát). Vì ta quan niệm phải giữ ngôi mộ lâu bền nên cứ sợ trồng cây ta bóng mát thì rẽ nó sẽ làm hỏng mộ. Một nghĩa trang có quy hoạch cây xanh lường trước điều này thì không sợ điều này. Vậy nên các nghĩa trang cũng nên có trồng cây xanh bóng mát, vừa thích hợp cho cả người Trần và người âm mỗi lần về nghĩa trang. 

3- Người chết cần gì ở người sống?

   Người chết cần ở người sống một tấm lòng: Tấm lòng chân thành tưởng nhớ đến họ. Thế thôi.

   Phương tiện để tưởng nhớ đó là bàn thờ. Thắp hương trên bàn thờ là gặp được người âm rồi, không cần phải ra mộ. Đối với người chết, ngôi mộ to nhỏ, sang hèn có hay không có mộ đều không quan trọng. Người chết không ai yêu cầu xây mộ cho mình thật hoành tráng cả. Mộ to nhỏ, sang hèn là ý thích của người sống mà thôi. Có khi chẳng vì người chết, mà chỉ là ganh đua giữa người sống với nhau. Người ta xây mộ cho người thân hoành tráng thế, mà mình lại thua kém à? Thế là chạy theo phong trào, đua nhau xây mộ như thể một thành phố thu nhỏ, cũng bê tông cốt thép, cũng ốp đá Granit, rồi màu sắc rực rỡ v.v.... Vậy ta có nên chạy theo “phong trào” thế này không?

4- Người chết phải về với đất: Con người ta sinh ra từ đất, còn gọi là sinh ra từ Khí, chết lại trở về với đất, thành Khí. Đó là quy luật vận hành tự nhiên của hàng triệu thế hệ xưa nay. Vậy theo thông thường thì khi chết có thể đốt xác thành tro bụi và trải về với đất đồng quê, tức là về với đất mẹ mà mình sinh ra. Cũng có thể lập một ngôi mộ đơn giản để con cháu đời sau có chỗ thăm viếng tưởng nhớ. Ngôi mộ này sau khoảng 4 đời có thể hoá thành đất, không còn ai nhớ đến nữa. Con cháu chỉ thờ tổ tiên đến 4 đời (Cao Tằng Tổ Khảo), tức là thờ tới đời Kỵ của mình. Đó là lý do ở các nhà thờ Họ người ta thường chỉ lập bài vị tới đời Kỵ của mình mà thôi. Đến đời thứ 5 thì chắt chút không còn biết cụ kỵ mình là ai nữa. Nó chỉ tưởng niệm tổ tiên trên bàn thờ chứ không còn ra mộ. Ngôi mộ này đã hoá thành đất. Người chết đã về với đất mẹ. Vì thế mới có từ “Quê hương”. Quê hương, người xưa trong nền kinh tế tiểu nông, quan niệm là làng xã của mình. Người chết mộ chôn trên cánh đồng làng. Ngày nay từ Quê hương quan niệm rộng hơn: Quê hương là tổ quốc. Vì vậy khi chết mộ đặt bất cứ đâu trên đất nước mình đều là đất mẹ. Tổ quốc của ta thiêng liêng đối với mỗi người là vì vậy.

   Người chết phải về với đất. Nấm mồ rồi cũng phải được phân huỷ thành đất. Đó là lý do vì sao hàng triệu thế hệ người đã chết mà trên trái đất này hiện chỉ còn mộ của khoảng vài thế hệ gần đây thôi. Còn các mộ khác đi đâu? Nó đã hoá thành đất cả rồi. Cho nên chôn mộ thế nào để khoảng 4 thế hệ sau đã thành đất là tốt nhất. Đó chính là đã đảm bảo môi trường bền vững. Một dân tộc thiểu số ở tỉnh Điện Biên có tục chôn mộ đất phẳng, trên dựng một lều bằng tranh tre rất nhỏ, làm bằng cành cây và lá cọ, thấp chỉ che đủ ngôi mộ, không có tường bao quanh. Người ta chui vào cúng mộ trong lều tranh này. Qua năm tháng, đời sau không còn biết cụ kỵ mình nữa thì lều tranh cũng tự phân huỷ. Ngôi mộ bấy giờ đã hoá thành đất, không ai biết đến nữa. Đó là một cách ứng xử rất thông minh của người sống: Vẫn tưởng nhớ đến người chết mà lại hoà đồng với quy luật tự nhiên: người chết phải về với đất, phải hoá thành đất.

   Nếu chúng ta ai cũng xây mộ như một nhà tầng thu nhỏ, cũng sắt thép bê tông, thì ngôi mộ này biết đến bao giờ mới phân huỷ thành đất? Vậy thì những thế hệ sau lấy đất đâu mà chôn? Do đó xây mộ như ở Hình 1 là không đảm bảo môi trường bền vững và rất lãng phí đất. Rồi đây, khi thế hệ những người xây mộ này và con cháu họ chết đi, đã để lại một hậu quả lớn cho xã hội: Mộ đã xây cứ tồn tại đấy mà không ai biết đến cả. Cho nên xây mộ còn phải đảm bảo vệ sinh môi trường cho các thế hệ sau.

5- Lập mộ thế nào cho đúng?

   Mộ tốt nhất là đắp bằng đất và có cỏ xanh. Do điều kiện sống hiện nay khá hơn trước kia, nên người sống có tâm lý muốn có cho người chết một ngôi mộ đàng hoàng hơn. Đó là một cách nghĩ có tâm, đáng tôn trọng. Tuy nhiên, làm gì cũng vậy, đơn giản vẫn là tốt. Cho nên một ngôi mộ đúng mức chỉ nên xây gạch bao quanh, trên có trồng cỏ. Tường cũng chỉ nên xây mỏng vừa phải (dày 6- 11cm) để sau này dễ phân huỷ. 

   Có mấy cách lập mộ được xếp thứ tự ưu tiên tốt nhất nhì ba, tư (1,2,3,4) theo Hình 2 như sau:

 1- Đốt xác thành tro bụi trải về đồng quê, sông biển để thành đất, không lập mộ là tốt nhất. Xã hội cần phát triển phương thức này.

 2- Chôn đại quan, san đất phẳng, không lập mộ. Người chết đã về với đất.

 3- Chôn đại quan, lập mộ đắp đất đơn giản, không xây mộ, không cải táng. Ở các nghĩa trang của các thành phố lớn cũng không nên vì hiếm đất mà khuyến khích táng mả. Cần phải cải cái hủ tục này mà tìm giải pháp khác

 4- Chôn đại quan xây mộ đơn giản, chỉ xây tường 11cm, quét vôi đơn giản (để mộ tự phân hủy sau khoảng 4-5 đời). Hoặc đốt xác rồi tro cốt lập mộ xây đơn giản như trên.

       

                                     Hình 2

6- Hướng mộ

   Nhiều thầy bày vẽ xem hướng la bàn rồi La kinh rất cầu kỳ. Thực ra người chết chẳng cần có mộ, nên cũng chẳng cần hướng mộ làm gì. Khi xây mộ bạn nên đặt hướng mộ như sau đây là được:

- Đầu người chết gối phía đất cao, chân dưới thấp;

- Mộ trông về làng quê, hay trông về đến đình chùa gần nhất (nghĩa là bia mộ trông về những nơi này);

- Trong nghĩa trang có quy hoạch hàng lối thì đặt hướng nào cũng được, miễn là đúng với quy hoạch chung. Không cần phân biệt hướng theo tuổi người chết. Các thầy bày hướng nọ kia là để có việc đấy thôi, không có ý nghĩa gì cả.

7- Mộ cho các vĩ nhân và người có công

   Những vấn đề nêu trên là dùng cho ngôi mộ của người dân bình thường chúng ta. Còn đối với các vĩ nhân, danh nhân, người có công thì cần quan niệm khác. Đối với những người này, người sống cần xây cất mộ để người đời có thể đến tưởng niệm, thăm viếng, tỏ lòng biết ơn. Tuy nhiên, người chết không ai yêu cầu ta xây mộ họ để giữ lâu dài, vì mộ rồi cũng phải hóa thành đất. Tốt nhất, đối với những người này ta xây nhà thờ, nhà tưởng niệm, tượng đài, nghĩa trang v.v... với yêu cầu tính bền vững và tính thẩm mỹ cao. Đối với các nghĩa trang liệt sỹ thì cần đảm bảo tính nghiêm trang, lịch sự, tránh tô vẽ hình thức quá đáng. Trên toàn mặt mộ hoặc một phần mặt trên của mộ nên trồng cỏ xanh, chọn loại cỏ có thân mềm, bò ngang thì tốt.

8- Kết luận: Nói dài thế thôi, chứ cách ứng xử tốt nhất đối với thân xác khi chết là đốt thành tro bụi rồi trải ra đồng quê, sông biển. Thế là xong. Không có mộ, nhưng con cháu vẫn có thể gặp linh hồn người đã khuất trên bàn thờ. 

GS Đích