Các Bài viết T

Tìm đọc các bài đã viết:

 

Bài 1- PHÙ TRANH TÂY TẠNG DÙNG CHO PHONG THỦY NHÀ

Bài 3: CẢNH BÁO BỆNH TỰ KỶ CỦA TRẺ EMxem tiếp...

Bài 4: SỬ DỤNG BÀN THỜ THẾ NÀO?xem tiếp...

Bài 5: SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ ?xem tiếp... 

Bài 6: PHÙ CẦU TÀIxem tiếp...

 

Bài 8- PHONG THỦY GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GÌ CHO NHÀ ? xem tiếp...

Bài 9- TU TÂM VÀ CHỮA BỆNHxem tiếp...

Bài 10- TẾT Kỷ Hợi 2019 xem ngày đầu năm 

Bài 11- XÂY MỘ THẾ NÀO CHO ĐÚNG ?xem tiếp...

Bài 12- VỀ ĐẤT PHẬTxem tiếp...

Bài 13- ĐẶT TÊN CHO CONxem tiếp...

Bài 14- BỐC BÁT HƯƠNGxem tiếp...

Bài 15- BẠN ĐÃ BIẾT BẠN LÀ AI CHƯA?xem tiếp...

Bài 16- CON NGƯỜI TA KHI CHẾT VỀ ĐÂU?xem tiếp...

Bài 17- HỌC KHÍ CÔNGxem tiếp...

Bài 18- LUẬT NHÂN QUẢxem tiếp...

Bài 19- LỄ CÚNG ÔNG CÔNG 23 tháng Chạp xem tiếp...

Bài 20- CÚNG ĐẦU NĂM MỚI

Bài 21- NGÀY XUÂN ĐI LỄ CHÙA

Bài 22- VÌ SAO BẠN BỊ PHẠT?

Bài 23- CÂY CÓ TÌNH CẢM KHÔNG?

Bài 25- CHẾT VÌ MIẾNG ĂN

Bài 26- CHÙA MYAMA

Bài 27- CẦU CON    

Bài 28- BỆNH VIRUT EBOLA CHÚ Ý GÌ?

Bài 29- LỄ CHÙA

Bài 30- ĐỊA LINH CỔNG TRỜI CAO BẰNG 

Bài 32- KIM MỘC THỦY HỎA THỔ LÀ GÌ?

Bài 33- CẢNH BÁO BỆNH U BƯỚU QUÁ NHIỀU

Bài 34- TRI ÂN

Bài 35- NGƯỜI TRỜI VÀ NGƯỜI TRẦN

Bài 36- PHÚ MỪNG XUÂN ẤT MÙI

Bài 37- HOA RỪNG ĐẦU XUÂN

Bài 38- CỐNG HIẾN

Bài 39- THỜ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Bài 40- Tỷ lệ tâm linh

Bài 43- Tác dụng của Thiền

Bài 44- BẠN CẦN BIẾT

Bài 45- CHỮA BỆNH BẰNG PHÁT NĂNG LƯỢNG LÀ THẾ NÀO?

Bài 46- AN TÁNG

Bài 47- CÔNG CỤ PHẦN LINH PHẠT NGƯỜI TRẦN CÓ TỘI

Bài 48- HIỂU ĐÚNG LỜI PHẬT DẠY

Bài 49- THẾ GIỚI SONG HÀNH

Bài 50- SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ?

Bài 51- HIỂU VỀ TAM QUY NGŨ GIỚI

Bài 53- TRỜI LÀ GÌ?

Bài 54- Nền văm minh nhân loại

Bài 52- NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI ÂM THẾ NÀO?

Bài 55- TU LUYỆN ĐỂ LÊN TẦNG CAO

Bài 57- CHƯA BỆNH UNG THƯ VÀ BỆNH TỰ KỶ THÌ LÀM THẾ NÀO?

Bài 58- Chỉ số rung động tâm hồn con người

Bài 60- PHONG THỦY THẾ ĐẤT VIỆT NAM

Bài 61- ỨNG XỬ VỚI CÁI CHẾT THẾ NÀO?

Bài 62- NHỮNG ĐIỀU SAU ĐÂY BẠN CẦN HIỂU ĐÚNG

Bài 65- NGƯỜI VIỆT NAM THỜ AI?

Bài 66- HỎI AI?

Bài 67-MỘT SỐ THÔNG TIN VŨ TRỤ

Bài 68- DỰ BÁO TIẾN BỘ LOÀI NGƯỜI

Bài 69- XÂY CHÙA CẦN CHÚ Ý GÌ?

Bài 70- KHAI MỞ LÀ GÌ?

Bài 71- ÂM DƯƠNG- cặp đôi song hành trong vũ trụ

Bài 72- ĐỘ SÂU VÔ HÌNH LÀ GÌ?

Bài 74- ĐẠO GIÁO VÀ ĐỨC TIN

Bài 76- Thờ Trời thế nào?

Bài 77- BẠN CÓ MUỐN GẶP ĐỨC PHẬT KHÔNG?

Bài 78- Bài tập sống khỏe

Bài 79- Quy tắc số 9 của Trời

Bài 80- Vì sao Tu luyện là bổn phận của mỗi người?

Bài 81- Giác ngộ là gì?

Bài 82- LỊCH ÂM DƯƠNG

Bài 83- Đặc điểm kỳ vĩ của con người Trần

Bài 84- Thờ Trời thế nào?

Bài 85- Mệnh của người Trần

Bài 89- Tà Đạo 1

Bài 90- Trời Thượng quyền

Bài 91- Tà đạo 2

Bài 93- Phật Tiểu thừa và Đại Thừa là thế nào?

Bài 94- Tranh MANDALA Trời

Bài 95- Ai nhìn thấy người âm?

Bài 96- Thờ Trời Thượng quyền

Bài 98- Lễ rằm tháng Giêng

Bài 100- Người hành tinh Zoh thăm Nhà thờ Trời Phật

Bài 101- Người hành tinh Thiaooba thăm Nhà thờ Trời Phật

Bài 102- Điều các nhà sư cần làm

Bài 103- Nghệ thuật leo núi

Bài 110a- Mật tông Phật giáo là gì?

Bài 110b- Tịnh độ tông và Thiền tông

Bái 110c- Đạo sĩ là gì

Bài 110d- Tà Mẫu là gì?

Bài 110e- Bề Trên

Bài 110f- 9 Luật Trời

Bài 110g- KHẢO VƯỢT

Bài 110i-Giá trị của tiền

Bài 110k- Bệnh sỹ người lớn

Bài 110l- Cái gì mang đi khi ta chết

Bài 110m- VÌ SAO?

Bài 110n- Bát hương cháy lành dữ?

Bài 110p- Mệnh và chuyển đổi Mệnh của người Trần

Bài 110q- Chim Yến đáng thương

 

Thống kê truy cập

16443467
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
3236
3115
21815

Bài 102- Điều các nhà sư cần làm

    Đến các chùa, thấy trình độ hiểu biết của các sư tu chùa hiện nay rất thấp, lại ít rèn luyện học hỏi, hàng ngày chỉ tụng Kinh một cách sơ cứng máy móc, do đó hiệu quả tu luyện rất thấp, tu cả đời có khi không đạt đến cái gì. Vì vậy tác giả xin nêu một vài điều sau đây nhằm gợi mở cho các nhà sư đang tu chùa, nhằm giúp chân tu có hiệu quả.

1. Tu Phật để làm gì?

    Tu Phật không phải là để giải thoát cho mình như nhiều sư quan niệm. Không phải đến ở chùa là giải thoát được tâm khổ. Đó chẳng qua chỉ là quan niệm của những người kém ý chí vươn lên trong cuộc sống, lấy nhà chùa để che lấp nỗi bất hạnh đời thường. Ngược lại, nếu không biết đường tu thì còn khổ hơn là không tu. Tu chùa phải với mục tiêu là để vươn lên trong cuộc sống ở kiếp đời Trần này. Dựa vào Đức Phật, nhờ Đức Phật dìu dắt, chỉ giáo đặng mà vươn lên trong cuộc sống. Tu là để lên dần tầng cao trong vũ trụ. Nếu tu thành công thì không chỉ ta được mà còn giúp cho nhiều người cùng được, giúp nâng cao cả xã hội được văn minh hơn. Trước tiên bạn cần quan niệm tu Phật không phải là mê tín mà là một trong nhiều cách thiết thực để vươn lên trong cuộc sống. Ai cũng phải tu luyện, chỉ có khác nhau ở phương pháp tu mà thôi. Tu chùa là một phương pháp. Tu tại gia cũng là một phương pháp. Chưa chắc ai đã hơn ai. Nhưng thấy nhãn tiền là tu chùa hiện nay rất cổ hủ nên hiệu quả rất thấp, mà lại rất dễ phạm tội, dẫn đến tu cả đời cũng không bằng không tu. Nhiều nhà sư hiện đang trong tình trạng như vậy mà không biết.

Tu lên tầng cao là thế nào? 

   Bạn quan niệm tu là để vươn lên tầng cao của vũ trụ mới là tích cực. Còn nếu hiểu chỉ để giải thoát thì yếu hèn lắm, không xứng đáng để được Phật giúp. Phật không giúp bạn tu như vậy.

   Trong vũ trụ tồn tại hai không gian, là Không gian cõi Trần (cho người Trần đang sống) và Không gian cõi Trời (cho người Trời), gọi là không gian vi tế. Khi bạn chết thì Linh hồn bạn (là cài người Trời trong bạn) không chết mà về với cõi Trời để chuẩn bị về Trần đầu thai kiếp sau.

    Tu lên tầng cao nghĩa là bạn tu luyện nhiều kiếp đời để lên dần các tầng cao ở cõi Trời. Cụ thể lên các cung hàm từ thấp lên cao như sau

- Cung Trần là nơi người Trần đang sống. Chúng ta chỉ nhìn thầy cõi Trần này thôi.

- Cung Ngục: là nơi giam cầm những Linh hồn người Trần đã phạm tội hình sự khi sống ở cõi Trần.

- Cung Đế là nơi người Trần bình thường khi chết Linh hồn về đây.

- Cung Thần linh, là người đã tu lên đến hàm Thần linh mà ta đang thờ ở các nhà.

- Cung Tiên Thần, là cung cho các hàm cỡ Đức Ông ở chùa hay Thành hoàng đình làng.

- Cung Cao tăng Bồ tát, là cho các hàm đã tu lên đến cỡ như Đường tăng đi lấy Kinh trong truyện Tây Du Ký.

- Cung Kim cương Bồ tát là cung cho các hàm cỡ ông Hộ pháp ở chùa trú ngụ.

- Cung La Hán là dành cho các bậc đã tu thành Chính quả (các vị La Hán thờ trong chùa).

- Cung Phật (không danh tính), là dành cho các vị đã tu đến ngôi Phật.

- Cung Thượng Phật: là dành cho các vị đã tu lên đến Thượng Phật có danh tính như Văn Thù, Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Hải Bồ tát ...)

- Cung Đức Phật: là cung các Đức Phật trú ngụ như ĐP Quan Thế Âm, ĐP Đại Thế Chí, ĐP Đại Đức Phổ (vua Trần Nhân Tông tu thành Phật).

- Cung Đức Phật Như Lai là cung dành cho 4 ĐP Thượng Tôn gồm: ĐP Lưu Ly, ĐP Chuẩn Đế, ĐP TCMNi và ĐP Vạn Vân Quang.

- Cung Phật Tồ Như Lai: Dành cho chỉ có ĐP Thượng tôn chủ đứng đầu Hội đồng vũ trụ Thượng đỉnh.

- Cung Trời là cao nhất, giành cho Trời Thượng quyền trong vũ trụ.

    Bạn cứ tu lên dần như vậy gọi là Tu lên tầng cao. Mục đích của đi tu là để như vậy. Đây mới là mục tiêu của tu luyện. Dù bạn tu chùa hay tu tại gia thì mục tiêu của bạn phải là lên dần tầng cao cho tới khi thành Đức Phật. Không thấy được điều này thì tu là mất gốc. Bạn phải tu lên dần hết kiếp đời này đến kiếp đời khác, chứ không thể nhanh được. ĐP TCMNi đã tu trên180 kiếp đời mới thành Phật. Còn ĐP Vạn Vân Quang thì tu đến 222 kiếp đời mới thành Đức Phật. Bạn không chịu tu luyện thì kiếp sau hoặc kiếp sau nữa vẫn phải tu, không có con đường nào khác. Luật Trời không cho bạn đứng ngoài cuộc chơi này. Nhà sư hơn ai hết phải hiểu điều này.

2. Sư phải tu chính tâm Phật

    Chính tâm Phật nghĩa là chỉ tu dòng Phật chứ không tu dòng nào khác. Nhưng cần hiểu: Tu Phật là tu Trời Thượng quyền, tức là Đấng sáng Thế sinh ra vũ trụ và con người. Các Đức Phật là những người nằm trong hệ thống lãnh đạo dưới quyền Trời Thượng quyền, đang thừa lệnh Trời điều hành mọi hoạt động trong toàn vũ trụ. Tu Phật mà vẫn thờ Mật tông, thờ Mẫu là không chính tâm Phật. Trong chùa không thờ Mật tông và không thờ Mẫu. Nhà thờ Mẫu không xây trong khuôn viên chùa. Gần đây nhiều chùa cho xây cả gian thờ Mẫu trong chùa là sai.

3. Thờ Phật phải đúng

    Nhan nhản các chùa đang thờ Phật không đúng!

    Muốn thờ Phật đúng, trước hết phải hiểu đúng về Phật. Phật được phân thành 3 3 hàm là: Phật (không danh tính), Thượng Phật (có danh tính như Văn Thù, Phổ Hiền, Đại Hải Bồ Tát...) và Đức Phật. Phật có 10 bậc, bậc 10 là cao nhất. Thượng Phật có 9 bậc, bậc 9 cao nhất. Đức Phật có 10 cấp, cấp 10 cao nhất. ĐP Quan Thế Âm và ĐP Đại Thế Chí hiện là ĐP cấp 10. ĐP Đại Đức Phổ (vua Trần Nhân Tông thời tại thế) là ĐP cấp 9. Trong vũ trụ hiện có 14 Đức Phật, khoảng trên 530 ngàn Thượng Phật và khoảng trên 790 ngàn Phật không danh tính,

    Trong chùa các Đức Phật phải được thờ trên Phật điện, không thờ ở chỗ nào khác. Nhưng nhiều chùa đặt tượng Đức Phật thờ cả ở bàn thờ dưới Phật điện, đặt trong nhà thờ Tổ (là coi Phật ngang với sư), ngoài gốc cây (là coi Phật như Thần như ma- Thần cây đa ma cây đề). Có chùa đặt tượng Phật cả ở ngay chiếu lễ của nhà sư. Ngược lại, trên Phật điện nhiều chùa lại đặt cả tượng thờ Bồ Tát, thấp hơn Đức Phật rất nhiều, để thờ. Rồi còn thờ ĐP TCMNi thời sơ sinh trong tòa Cửu Long và thờ Thanh niên, khi đó còn chưa là Phật, trên Phật điện. Đức Phật TCMNi không đồng ý cho thờ như vậy, nên tất cả các tượng này trên thực tế xưa nay đều không linh.

    Bảng dưới đây đây chỉ rõ thời gian hiển lộ của 14 Đức Phật trong vũ trụ tính đến 8/2018.

                Thứ tự các Đức Phật hiển lộ

                 theo thời gian trong vũ trụ.

Thứ tự hiển lộ

Phật danh/ Hành tinh

Năm hiển lộ/ hàm Đức Phật

1

AOGI GAL/ Hoph

Cách đây 76 tr. năm/ĐP4

2

GALA LIV/ Hoph

Cách đây 65 tr. năm/ĐP4

3

GALI/ Zoh

Cách đây 28 tr. năm/ĐP4

4

HIL GAL/ Thiaooba

Cách đây 16 tr. năm/ĐP4

5

GAL HIV/ Zoh

Cách đây 11 tr. năm/ĐP3

6

HIGHA LAN / Zoh

Cách đây 8 tr. năm/ĐP4

7

HALA/ Dhot

8586 năm trước năm 2018 /ĐP3

8

Lưu Ly-BIROL/ Tzod (Trái đất)

4672 TCN/ĐP3

9

Chuẩn Đề- OLMO/ Tzod

2108 TCN/ĐP4

10

TCMNi- LANTIG/ Tzod

143 TCN/ĐP4

11

Đại Thế Chí- BIGA/ Tzod

108 TCN/ĐP4

12

QTA- AOPNABA/ Tzod

1854/ ĐP3

13

ĐẠI ĐỨC PHỔ/ Tzod

1957/ ĐP4

14

VẠN VÂN QUANG/Tzod

2017/ ĐP4

 

    Cũng cần gọi đúng Phật danh các ngài khi tụng niệm. Không gọi các Đức Phật là Bồ Tát, mà phải gọi là Đức Phật. Gọi là Đức Phật QTA, Đức Phật Đại Thế Chí... Không gọi QTA Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ tát. Bồ Tát chỉ dùng để gọi cho các hàm Cao Tăng, Kim Cương, La Hán, Phật và Thượng Phật, đều thấp hơn Đức Phật. Nhưng hiện nay các kinh sách vẫn xưng tụng QTA BT, Đại Thế Chí BT. Cần phải sửa ngay.

    Cũng chỉ có các Đức Phật mới được ngồi hoặc đứng trên đài sen, các hàm Phật khác chỉ đứng hoặc ngồi trên bệ bình thường. Nhưng các chùa hễ có hình dáng Phật là đều đặt trên đài sen, không cần phân biệt hàm cấp nào cả. Vì vậy các tượng này không ai giám nhập, nên tượng đều không linh.

Không thờ ADIDA và DILAC nữa: Từ tháng 6/2018 đã phát hiện ADIDA và DILAC đã từng chống lưng phù hộ cho bọn Tà đạo trong toàn vũ trụ hoạt động ngầm chống lại Trời Phật suốt trên 2 ngàn năm nay. Đây là trọng tội. Vì vậy Trời Thượng quyền đã ra Sắc lệnh tước bỏ mọi danh Phật của hai người Trời này, bắt tống giam vào ngục tối ở cõi Trời, rồi xử cho tiêu hủy. Nghĩa là không còn tồn tại ở vũ trụ này nữa. Vì vậy mọi tượng ADIDA và DILAC trong toàn vũ trụ hiện đã không còn linh. Từ nay, mọi người không ai được tôn thờ ADIDA và DILAC, vì như vậy là tôn thờ kẻ chống lại Trời Phật. Điều này nếu ai không tin thì cứ tự gieo đồng tiền xin Âm Dương trước Phật điện ở chùa để hỏi Đức Phật. Nhưng phải là chùa có Phật đang linh mới hỏi được. Chùa bị Tà đạo yểm bát hương, Phật đã rút hết, thì không hỏi được đâu. Tà đạo nó sẽ trả lời ngược lại đấy. Một số chùa hiện đang bị như vậy đấy. Từ nay mọi người lên chùa không cháo nhau "ADIDA Phật". mà chào "Mô Phật!". (Xem thêm: Tà Đạo 1Tà đạo 2).

    Các nhà sư dứt khoát phải hiểu đúng và không được vi phạm những nguyên tắc thờ Phật nêu trên.

Thờ sư Tổ thế nào? Rất nhiều chùa đang thờ Sư tổ Đat Ma (Bồ đề Đạt Ma) trong nhà thờ Tổ.

    Đầu tiên cần hiểu nhà thờ Tổ là để thờ Linh hồn các nhà sư đã tu và chết tại chùa này. Người xưa coi những người đi trước là Tổ của mình. Cũng như thờ gia tiên gọi là thờ các cụ Tổ. Nhà sư không có con nối dõi để thờ cúng mình, nên các nhà sư đang tu ở chùa phải cúng họ trong nhà thờ Tổ trong các chùa. Như vậy mỗi nhà thờ Tổ đang thờ các Linh hồn sư khác nhau, không có nhà thờ tổ nào giống nhà thờ Tổ nào.

    Sư tổ Đạt Ma là một nhà sư người Ấn Độ, tu thành đạt lên đến hàm Thượng Phật bậc 3 từ khi còn sống cách đây trên 2500 năm, tức là đã tu thành Đạo,. Nay Ngài ở cõi Trời đã lên đến hàm Thượng Phật bậc 6. Các nhà sư thế hệ sau lấy đó làm  tấm gương tu luyện nên mới thờ Ngài trong chùa. Vì Ngài đã là Thượng Phật nên phải được thờ trong gian chùa chính mới đúng (nhưng không thờ trên Phật điện). Thờ Ngài trong nhà thờ Tổ là coi Ngài chỉ ngang với sư, chứ không phải là Thượng Phật. Vì vậy tất cả các tượng này đều không được Ngài nhập tượng. Có tượng cho vui thế thôi, chứ không tượng nào linh cả. Sư tu Phật thì phải kính Phật. Coi Thượng Phật như sư thì hỏi có phạm thượng không? Cho nên, chùa nào hiện đang đặt tượng Bồ Đề Đạt Ma trong nhà thờ Tổ thì phải chuyển ngay đặt lên thờ trong gian chùa chính. Hiện tại có chùa Cao, (thôn Vĩnh An, X. Hồng Sơn, H. Mỹ Đức Hà Nội) đang thờ đúng Sư tổ Đạt Ma: Tượng Ngài được đặt trên ban thờ trong gian chùa chính dưới chân phía sau Phật điện.

4. Nhà sư trước hết phải luôn học hỏi

    Sư bây giờ ít học hỏi lắm. Có chăng hàng năm chỉ tham dự các khóa học Hè do Hội Phật giáo tổ chức. Rất ít sư hiểu về Tồn tại vũ trụ, về Trời Thượng quyền, về Hội đồng vũ trụ Thượng đỉnh, về 9 Luật Trời, về Tỷ lệ tâm linh của con người, về Linh hồn và Thân xác, về nghĩa vụ phải tu luyện của người Trần v.v... Hầu hết tri thức của các sư tu chùa hiện nay đều dựa trên các kinh sách do Bắc tông Phật giáo viết cách đây đã mấy ngàn năm, rất sai lệch méo mó về Đạo Phật. Không loại trừ vì cạnh tranh mà họ cố tình viết sai để chống lại Đạo Phật truyền thống. Họ viết về Đạo Phật và các Đức Phật rất mơ hồ, mang tính thần bí dị đoan, không đúng thật. Phần lớn nhà sư chỉ có mấy cuốn Kinh trên tay, và đi giảng khắp nơi. Cho nên hiệu quả truyền Đạo rất thấp. Thời cuộc đã nhiều thay đổi trong hơn hai ngàn năm nay. Các nhà sư cũng cần thay đổi tư duy, đổi mới nhận thức, không nên máy móc dập khuôn những tri thức đã rất cũ của các kinh sách cổ. Muốn vậy thì phải học, phải đọc, phải học dân, học xã hội, học trong các sách thời hiện tại.

5. Không được mê tín dị đoan

    Nhà sư cần hiểu Đạo Phật mang tính nhân văn duy vật, chứ không duy tâm. Hiểu các Đức Phật đều là những người Trần, người thực việc thực, tu luyện lên thành Phật. Không được thần thánh hóa các Ngài, như là những người Trời từ cõi “Quang âm Thiên” nào đó về. Nói ĐP TCMNi mới sinh ra đã đi 7 bước, dưới gót chân Ngài nở đóa sen là chuyện dị đoan không thật. Đức Phật bảo rằng Ngài sinh ra cũng là đứa trẻ bình thường như những trẻ khác. Rồi lại dựng tượng Ngài sơ sinh một tay chỉ Trời một tay chỉ Đất mà rằng “Trên đời này chỉ có ta là tôn quý” cũng là Thần thánh ngài, cố tình để mọi người hiểu rằng Ngài tự tôn mình, sai với đức khiêm tốn vốn có của Ngài. Các sách và tài liệu viết về các Đức Phật phần lớn là hoang tưởng, thần thánh hóa, không đúng thật về các Ngài. Các chùa hiện đang rầm rộ tổ chức lễ giải hạn vào dịp Rằm tháng Giêng hàng năm là để kiếm tiền. Có chùa làm lễ giải một lúc cho vài ngàn người! Không bao giờ "Giải hạn" được như thế cả. Đây là hành động kiếm tiền trên đức tin của người dân.  Cần phải dẹp bỏ ngay. Hạn là do tội tự ta gây ra từ những kiếp trước. Phải tự ta làm lễ giải tội nào thật cụ thể mới thoát được hạn. Không ai làm thay ta được. Mọi người chớ có tin vào trò cúng giải hạn kiểu này mà tiền mất, hạn vẫn hoàn hạn. Nhà sư làm việc này là làm trái với điều Phật dạy.

       

           Cảnh lễ “Giải hạn” Rằm tháng Giêng tại một chùa ở Hà Nội. (Vài ngàn người chiếm lòng đường, gây tắc nghẽ một đoạn dài đường phố trong nhiều giờ đồng hồ).                                            

6. Không được tham tiền

    Nhà sư không được sử dụng bừa bãi tiền của chùa cho riêng mình. Tiền chùa là do dân cung tiến, không phải tiền của sư. Sư chỉ ăn ở nhờ chùa, không kinh doanh buôn bán gì thì không lấy đâu lắm tiền mà tiêu sài sang. Tiền của chùa nhà sư chỉ dùng cho mình đủ ăn mặc, còn phải dùng vào việc công ích, không được mang tiền của chùa về cho gia đình hoặc cho người thân. Dân cung tiến tiền lên chùa, nhà sư không được cầm tiền trao tay trức tiếp, mà phải hướng dẫn dân đặt tiền lên Phật điện để kính cáo Trời Phật.

    Nhà sư phải hàng ngày chăm hương khói chùa, không được mải mê đi cúng cho các nhà để kiếm tiền. (Nhà sư nào làm việc này vô tư để giúp dân, không vì tiền, thì đáng hoan nghênh). Mải mê cúng giải hạn như trên cũng là tham tiền. Sư chủ trì chùa hàng ngày phải tự tay lên hương cho bát hương ở Phật điện. Đó là hành động kính Phật. Không được giao cho người giúp việc làm việc này. Không đòi hỏi hàng ngày phải tụng kinh, nhưng hàng ngày sư phải có tụng niệm danh các Đức Phật. Đây là việc không được sao nhãng. 

7. Lễ phép với dân

    Các sư cần phải hiểu rằng: Tu chùa là một hình thức tu. Tu tại gia cũng là một hình thức tu. Mọi người dân kính Phật đều tu tại gia. Họ cũng tu Phật, các sư cũng tu Phật. các sư tự coi là con Phật thì dân cũng là con Phật. Không ai cao cấp hơn ai. Vì vậy các sư cần khiêm tốn lễ phép với dân. Không được coi mình trên dân. Cần phải hiểu mình là sư ăn mày cửa Phật, do dân nuôi, chùa do dân xây. Ăn ở nhờ dân thì phải kính trọng dân, xem thường dân thì không được! Nhà sư không được xưng hô với dân là “Nhà chùa”. Xưng hô như vậy là ẩn ý đứng trên dân, nên không xưng con, xưng cháu, anh chị, em, cô chú bác với dân được. Chỉ có từ nhà sư, nhà báo, nhà văn, nhà khoa học... để chỉ người. Không có từ Nhà chùa để chỉ người. Vì vậy tất cả các sư cần phải bỏ ngay cách xưng hô này. Hãy hòa nhập với đời thường, xưng hô với dân như xã hội đang xưng hô với nhau. Gặp các cụ già đến chùa thì xưng con (để con dắt cụ lên ...), gặp người cao tuổi thì xưng cháú hoặc xưng tôi, gặp người ít tuổi hơn thì xưng anh chị, gặp các cháu thì xưng cô chú v.v... Như thế mới là đúng mực. Hội Phật giáo cần nhắc nhở các sư điều này.

8. Chống Tà đạo

    Tà đạo là những đạo giáo chống lại Đạo Phật trong suốt hơn 2 ngàn năm nay. Vì chúng chống Đạo Phật, nên chúng chống lại tất cả mọi người tín Phật. Nhà sư tu Phật thì phải là người tiên phong chống lại Tà đạo. Ngược lại, một số nhà sư hiện đang cộng tác với Tà đạo (có cả vô tình và hữu ý) đứng ra phá chùa cổ, xây chùa mới cao to để thờ Tà đạo và Hán Cao Tổ. Tượng thì hình Phật, nhưng bát hương thì thờ Tà đạo và Hán Đế. Nhiều sư cũng không biết chuyện này. Các nhà sư cần tỉnh táo kiểm tra lại tình trạng các bát hương xem có bị yểm Tà đạo không. Dùng đồng tiền xin quẻ hòi Đức Phật được. Nhưng nếu chùa đang bị yểm bát hương thờ Tà đạo thì không hỏi được đâu. Phải đến chùa khác mà hỏi. Tất cả các chùa bị Tà đạo chuyển bát hương thờ Tà đạo và Hán Đế thì Phật đều rút hết khỏi chùa. Nhà sư nào cộng tác với Tà đạo trong việc này thì sẽ bị phạt rất nặng, tu cả đời không được gì. Khi chết về Trời sẽ bị tống vào cõi ngục. Điều này là đúng thực như vậy.

 

GSĐích- ĐP V.V.Quang