Các Bài viết T
Tìm đọc các bài đã viết:
Bài 1- PHÙ TRANH TÂY TẠNG DÙNG CHO PHONG THỦY NHÀ
Bài 3: CẢNH BÁO BỆNH TỰ KỶ CỦA TRẺ EMxem tiếp...
Bài 4: SỬ DỤNG BÀN THỜ THẾ NÀO?xem tiếp...
Bài 5: SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ ?xem tiếp...
Bài 6: PHÙ CẦU TÀIxem tiếp...
Bài 8- PHONG THỦY GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GÌ CHO NHÀ ? xem tiếp...
Bài 9- TU TÂM VÀ CHỮA BỆNHxem tiếp...
Bài 10- TẾT Kỷ Hợi 2019 xem ngày đầu năm
Bài 11- XÂY MỘ THẾ NÀO CHO ĐÚNG ?xem tiếp...
Bài 12- VỀ ĐẤT PHẬTxem tiếp...
Bài 13- ĐẶT TÊN CHO CONxem tiếp...
Bài 14- BỐC BÁT HƯƠNGxem tiếp...
Bài 15- BẠN ĐÃ BIẾT BẠN LÀ AI CHƯA?xem tiếp...
Bài 16- CON NGƯỜI TA KHI CHẾT VỀ ĐÂU?xem tiếp...
Bài 17- HỌC KHÍ CÔNGxem tiếp...
Bài 18- LUẬT NHÂN QUẢxem tiếp...
Bài 19- LỄ CÚNG ÔNG CÔNG 23 tháng Chạp xem tiếp...
Bài 23- CÂY CÓ TÌNH CẢM KHÔNG?
Bài 28- BỆNH VIRUT EBOLA CHÚ Ý GÌ?
Bài 30- ĐỊA LINH CỔNG TRỜI CAO BẰNG
Bài 32- KIM MỘC THỦY HỎA THỔ LÀ GÌ?
Bài 33- CẢNH BÁO BỆNH U BƯỚU QUÁ NHIỀU
Bài 35- NGƯỜI TRỜI VÀ NGƯỜI TRẦN
Bài 45- CHỮA BỆNH BẰNG PHÁT NĂNG LƯỢNG LÀ THẾ NÀO?
Bài 47- CÔNG CỤ PHẦN LINH PHẠT NGƯỜI TRẦN CÓ TỘI
Bài 48- HIỂU ĐÚNG LỜI PHẬT DẠY
Bài 50- SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ?
Bài 51- HIỂU VỀ TAM QUY NGŨ GIỚI
Bài 54- Nền văm minh nhân loại
Bài 52- NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI ÂM THẾ NÀO?
Bài 55- TU LUYỆN ĐỂ LÊN TẦNG CAO
Bài 57- CHƯA BỆNH UNG THƯ VÀ BỆNH TỰ KỶ THÌ LÀM THẾ NÀO?
Bài 58- Chỉ số rung động tâm hồn con người
Bài 60- PHONG THỦY THẾ ĐẤT VIỆT NAM
Bài 61- ỨNG XỬ VỚI CÁI CHẾT THẾ NÀO?
Bài 62- NHỮNG ĐIỀU SAU ĐÂY BẠN CẦN HIỂU ĐÚNG
Bài 65- NGƯỜI VIỆT NAM THỜ AI?
Bài 67-MỘT SỐ THÔNG TIN VŨ TRỤ
Bài 68- DỰ BÁO TIẾN BỘ LOÀI NGƯỜI
Bài 69- XÂY CHÙA CẦN CHÚ Ý GÌ?
Bài 71- ÂM DƯƠNG- cặp đôi song hành trong vũ trụ
Bài 77- BẠN CÓ MUỐN GẶP ĐỨC PHẬT KHÔNG?
Bài 80- Vì sao Tu luyện là bổn phận của mỗi người?
Bài 83- Đặc điểm kỳ vĩ của con người Trần
Bài 93- Phật Tiểu thừa và Đại Thừa là thế nào?
Bài 95- Ai nhìn thấy người âm?
Bài 100- Người hành tinh Zoh thăm Nhà thờ Trời Phật
Bài 101- Người hành tinh Thiaooba thăm Nhà thờ Trời Phật
Bài 102- Điều các nhà sư cần làm
Bài 110a- Mật tông Phật giáo là gì?
Bài 110b- Tịnh độ tông và Thiền tông
Bài 110l- Cái gì mang đi khi ta chết
Bài 110n- Bát hương cháy lành dữ?
Bài 110p- Mệnh và chuyển đổi Mệnh của người Trần
Bài 110q- Chim Yến đáng thương
Thống kê truy cập
Articles
Hỏi Đáp 33- LUẬT NHÂN QUẢ
LUẬT NHÂN- QUẢ
Hỏi: Người đời nói: những người tham nhũng sẵn sàng hy sinh đời bố để củng cố đời con. Xin GS cho biết thực tế có làm được như vậy không?
Đặng Viết Thanh, Nam Định.
Trả lời: Không thể làm như vậy được. Nếu nhìn cuộc đời hiện tại thì ta thấy đời bố có thể chịu tù đày, nhưng được nhiều tiền, con cái giàu có sung sướng. Nhưng xét cuộc sống vận động theo vòng quay luân hồi lặp lại nhiều kiếp đời thì kiếp này giàu có, nhiều kiếp sau sẽ phải trả giá. Tiền tham nhũng là tiền bẩn, là tiền ăn cắp của người khác hoặc của xã hội. Người ăn tiền bẩn phải chịu tội kiếp này và còn phải đền tội vào những kiếp sau. Không phải cứ đi tù hoặc chịu chết là xong tội. Đi tù hoặc chịu chết mới là chịu tội trần gian ở kiếp đời này, nhưng chưa chịu tội với Trời Đất, còn chưa chịu phạt theo luật vũ trụ là Luật Nhân- Quả. Không chỉ có thế, tất cả những ai dính đến tiền bẩn này đều phạm tội (giống như người đồng phạm, tiêu thụ của ăn cắp), và sẽ đều phải trả giá bằng các hình phạt theo Luật Nhân- Quả. Vậy con cháu dùng tiền tham nhũng của bố mẹ ông bà thì đương nhiên phải chịu tội, chứ không phải nhởn nhơ hưởng thụ mà không việc gì. Như vậy là bố đang gieo họa cho con, chứ không “củng cố” gì hết!
1- Trị tội theo Luật cõi Trần
Mỗi quốc gia, dòng tộc đều có bộ luật để duy trì kỷ cương xã hội. Ai phạm tội thì cứ chiểu theo luật mà thì hành. Điều này ai cũng biết nên không nói kỹ ở đây.
2- Trị tội theo luật Nhân- Quả
Luật Nhân- Quả là gì? Đó là luật tự nhiên của vũ trụ, cứ phạm tội là chịu phạt theo luật. Luật này rất công bằng, không loại trừ một ai, không thiên vị một ai, tự xét tự xử, không có người ra quyết định, do đó không ai có thể trốn được tội bằng cách này hay cách khác. (Khác với luật cõi Trần phải có người xử, nên có thể mua chuộc để thoát tội).
Luật Nhân- Quả thực hiện theo nguyên tắc Nhân nào Quả ấy, nói dễ hiểu là: “Gieo lúa được lúa, gieo đỗ được đỗ”. Nghĩa là có công thì thưởng công, có tội thì trị tội. Công ở đây gắn với Đức, tội gắn với Nghiệp. Cho nên luật Nhân Quả còn gọi là luật Nghiệp- Đức. Làm việc thiện thì tích được Đức, làm việc ác thì sinh ra Nghiệp. Nghiệp có lực tự sinh nên gọi là Nghiệp lực. Nghiệp lực có sức mạnh bắt phải trả, gọi là phải trả Nghiệp, hay nói dễ hiểu là phải đền tội đã gây ra. Vậy bạn sống thiện, tích nhiều Đức, thì bạn sẽ được thưởng Phúc lớn cả ở kiếp đời này (như có sức khỏe tốt, trường thọ, con cháu thành đạt...) và những kiếp sau (thành người giàu có, được trọng vọng...). Ngược lại, nếu sống ác, phạm tội, thì sẽ bị phạt, phải đền tội, không ở kiếp này thì ở những kiếp sau. Cách gì bạn cũng phải đền tội, không thể thoát được. (Xem thêmBài 18- LUẬT NHÂN QUẢ).
3- Luật Nhân- Quả trị tội những ai?
Những người phạm tôi sau đây sẽ bị trị tội (bị phạt) theo luật Nhân- Quả (mặc dù đã chịu tội hoặc thoát tội ở cõi Trần):
Người bị phạt có giam
Đó là những người đang phải trả Nghiêp (linh hồn bị phạt giam trong ngục ở cõi Trời), có thể là do những kiếp trước đã phạm các tội sau đây do tự mình gây ra:
- Cướp của
- Giết người.
- Cướp của giết người.
- Cả đời sống bằng nghề ăn cắp.
- Diệt chủng người và súc vật.
- Hủy hoại môi trường tự nhiên.
- Phá đình chùa đền miếu do chủ tâm.
- Đập bát hương.
- Ăn cắp tượng Phật hoặc phá tượng Phật.
- Phỉ bàng Trời Phật.
- Tham ô, tham nhũng.
- Sống bất hiếu với cha mẹ
- Lấy của công làm của tư.
- Gian lận trong nghề nghiệp, như làm hàng giả...
- Đánh đập, hành hạ, bóc lột, áp bức người khác.
- V.v…
Những người Trần phạm những tội như trên thì khi chết, linh hồn sẽ bị giam vào trong ngục ở cõi Trời, rồi buộc xuất ra bản sao về lại cõi Trần để đền tội. Đấy là phạt theo Luật Nhân Quả. Cụ thể, kiếp đời này sẽ là người luôn bệnh tật không sao chữa khỏi, lúc nào cũng yếu hèn, hụt hơi, làm gì cũng không thành đạt, hạnh phúc gia đình thì tan nát, có khi không thể có con. Cũng có khi bản thân phải chịu tàn tật. (Ở đây không có nghĩa tất cả những người tàn tật đều là có tội ở những kiếp trước. Có thể họ đã gặp tai họa bất thường như bị tai nạn giao thông, bị đâm chém nhầm, bị dị tật do hậu quả hộ sinh v.v...). Tham nhũng là một trong các tội phải chịu phạt như thế này, kể cả người trực tiếp tham nhũng, lẫn con cháu được hưởng tiền của bẩn do bề trên tham nhũng. Có những người này sau nghĩ lại tự thấy mình có tội, nên mang tiền đi cung tiến vào xây chùa, đúc tượng Phật, xây nhà thờ v.v... với hy vọng được nhẹ bớt tội. Nhưng đó là hành động tội chồng lên tội, vì dùng tiền bẩn vào nơi thờ cúng là bất kính.
Đã có người làm chức cao ở địa phương, nhưng lợi dụng chức quyền ăn chặn phần trăm các dự án đầu tư, trở nên rất giàu có. Vừa nghỉ hưu thì bị đau toàn bộ cột sống đến mức không đi lại được. Cuối cùng bị tai nạn giao thông chết trên đường đi chữa bệnh. Con trai mang tiền bố tham nhũng đi xây nhà hàng, bị ngã giáo, phải cưa một chân. Rồi còn chưa biết cái nhà hàng này nó sẽ còn dẫn người con đến đâu. Vậy bạn có thấy người bố có “củng cố” gì cho con không?
Những người này muốn chữa được bệnh thì phải về chùa, nhà thờ mà tạ tội với Trời Phật Thánh Thần và xin khất trả Nghiệp, kiếp này chưa trả, xin cho trả vào những kiếp sau. Nếu được khất trả Nghiệp thì mới chữa được bệnh. Sau đó là cả quãng thời gian còn lại của kiếp đời phải luôn luôn sống thiện tích Đức để giải Nghiệp.
Người bị phạt không giam
Đó là những người đã từng mắc các tội sau đây ở ngay kiếp đời này hoặc ở những kiếp đười trước, nay đang bị người âm nào đó phạt, nhưng linh hồn không bị giam ở cõi Trời:
- Phỉ bảng các bậc Thần linh như: Thần linh Thổ công, Sơn thần, Thổ thần, Thủy thần... (nên bị các vị Thần này phạt).
- Vô lễ với các bậc Tiên Thánh, Trời Phật (Tiên Thánh phạt).
- Lấy cắp đồ thờ, tiền thờ ở đình, đền, chùa, miếu (các vị Thần đền đình chùa miếu phạt).
- Đập vỡ tượng Phật (Đức Ông ở chùa phạt).
- Ăn cắp vặt của người khác nhưng không giết người (Thành hoàng làng phạt).
- Vô ơn bạc nghĩa với bố mẹ và tổ tiên (tổ tiên phạt).
- Thờ cúng không nghiêm túc (Thần linh tại gia phạt).
- V.v...
Những người phạm những tội trên sẽ bị người âm nào đó phạt bằng cách cho mắc một bệnh nào đó không sao chữa được (thường y tế gọi là bệnh “ung thư”).
Trong quá trình chữa bệnh cho mọi người, tác giả đã gặp qúa nhiều người bị bệnh không sao chữa được do bị phạt vì kiếp này hoặc các kiếp trước đã vào đình chùa đền miếu ăn cắp đồ thờ tiền lễ. Có người làm thủ quỹ thụt két bị phạt cho ốm bệnh khốn khổ ngay kiếp đời này. Có người bị Thành hoàng đình làng phạt cho bị bệnh không chữa được do kiếp trước chuyên đi ăn cắp nhà dân quanh thôn xã nơi mình ở. Nhiều lắm, hàng trăm người mắc tội kiểu này. (Xem Bài 47- ). Tất cả những người này kinh tế đều sánh kiệt vì chữa bệnh. Vậy bạn thấy ăn cắp có khá lên được không?
Tất cả những người này phải về lại nơi đã phạm tội để tạ tội với người đang phạt mình thì mới chữa được bệnh.
5- Nên sống thế nào?
Hãy sống thiện để tích Đức. Đức thì ta được hưởng, còn có thể để lại cho con cháu. Cho nên ông bà nên tích Đức cho con cháu đời sau. Còn Nghiệp thì ta phải tự trả, và phải trả đủ, không ai trả thay ta được. Con cháu cũng chỉ trả Nghiệp do chúng gây ra, chứ không trả giúp Nghiệp cho ta được.
Cuộc đời là một dòng chảy quay đi quay lại hết kiếp đời này đến kiếp đời khác, ai cũng vậy. Vì vậy bạn sống kiếp đời này là đang dọn đường cho kiếp đời sau. Muốn kiếp sau tốt đẹp thì kiếp này phải sống thiện. Không phải cứ mang tiền đi cho là sống thiện. Sống thiện là sống biết hy sinh mình vì cộng đồng, vì tiến bộ xã hội. Bạn tham nhũng là bạn tham tiền, rất tham tiền. Vậy bạn có xếp tên mình vào danh sách người sống thiện được không?
Người tham nhũng sẽ phải đền tội!
Mọi người đồng phạm hưởng tiền tham nhũng đều phải đền tội!
GSĐích.
________________________________________________
(Hình Internet)
Tham tiền cố tật của người đời.
Tham gì tham lắm thế người ơi?
Đức Phật thấu hiểu hồn ta đó,
Bởi thế cho nên Phật mới cười.
Phật cười chẳng phải để mà chơi,
Đem tiền diễu Phật tội tày Trời,
Hãy đợi đến ngày bệnh sẽ đến.
Hết tiền chạy chữa mới hiểu đời.
Muốn sống, đi mà tạ tội thôi!
Dùng tiền phải có tâm thiện!
GS.Đích